Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

Xử Lý Tại Nhà Khi Bé Sốt

       Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng trao đổi về một vấn đề xảy ra với tất cả các em bé và nó luôn luôn là việc khiến mẹ cực kỳ lo lắng và đau đầu khi nó xảy ra, đó chính là “sốt”


các nguyên nhân gây sốt ở trẻ


Sốt là gì ? Và các quan điểm sai lầm về sốt


Sốt là một bệnh:

       sốt là một phản ứng bình thường của cơ thể trước những cái tác nhân xâm nhập ngoại lại như: Vi khuẩn, Vi rus, Ký sinh trùng,… giống như kiểu “đất nước bị xâm lăng” và toàn thể dân tộc hừng hực khí thế để chiến đấu sản xuất để chống lại quân thù.

       Thì cơ thể của mình cũng phản ứng như thế bằng cách “sốt” như vậy sốt không phải là bệnh, nó là một triệu chứng khi em bé mắc một bệnh nào đó thôi

Sốt là cấp cứu:

       Không phải cứ sốt là hùng hục cho em bé đi khám, đi bệnh viện ngay lập tức, chúng ta hoàn toàn có thể xử lý tại nhà sau vài ngày em bé sẽ tự ổn, thậm chí chúng ta không cần phải cho bé uống thuốc

Sốt trên 38,5 độ thì phải uống thuốc:

       Đây là một quan điểm cũ, bản thân Bs Tân cũng theo quan điểm này khá là lâu, nhưng hiện tại đã có kiến thức mới: 38,5 độ không phải là nhiệt độ mà bé bắt buộc uống thuốc hạ sốt. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài đăng

Sốt cao là co giật

       Đây là thông tin không chính xác, sốt cao có thể co giật có thể không co giật. Cái này phụ thuộc vào “cơ địa” của em bé nhiều hơn nhiệt độ.

       Có nhiều em bé sốt 39 độ => 40 độ, thậm chí hơn trong vài ngày mà không hề co giật. Nhưng cũng có những em bé cơ địa co giật thì chỉ cần sốt 38 độ là nó đã co giật rồi

Bao nhiêu độ là sốt ?

       Thân nhiệt bình thường cơ thể thường 36 => 37 độ. Một em bé tính là sốt khi nhiệt độ của em bé trên 37,5 độ. Có rất nhiều trường hợp em bé tăng nhiệt độ mà không phải là sốt, và thường dưới 37,5 độ Ví dụ: em bé mới ngoài nắng vào, mới chạy chơi,…


kẹp nhiệt kế trẻ sốt


Xử lý khi bé sốt

       Khi phát hiện bé sốt thì đầu tiên bố mẹ cần phải bình tĩnh ,từ từ. Chúng ta nắm rõ kiến thức về sốt, nắm rõ cách thức hạ sốt, nắm rõ thời điểm phải đưa em bé đi khám thì bố mẹ cứ bình tĩnh.

       Nới rộng quần áo cho em bé: 

       Mùa hè mặc ít thôi thậm chí không mặc, mùa đông chúng ta cần phải mặc áo ấm nhưng chúng ta phải nới rộng ra 

       Ví dụ: - nới rộng cổ áo, bỏ yếm ra, các vị trí như cổ tay, cổ chân chúng ta cũng nới lỏng ra để cho em bé dễ dàng thoát nhiệt

       Chườm ấm: 

       Chúng ta sử dụng nước “ấm”, không sử dụng “nước lạnh”, không sử dụng cồn, không sử dụng Paracetamol giả ra sau đó hòa nước,… => những cách đó phản khoa học.

       Ta dùng nước ấm và 05 cái khăn, đồng thời nhúng vào trong nước sau đó vắt khô, đặt vào 05 vị trí: + cổ + 02 bên nách + 02 bên bẹn. 

       Và chúng ta thay liên tục, vì khi đặt vào khăn sẽ nguội đi rất là nhanh. => đây là phương pháp rất hữu hiệu để giúp cho em bé hạ sốt một cách "nhanh chóng và an toàn"

       Da áp da:

             Em bé sẽ không mặc gì cả hay chỉ mặc bỉm thôi, mẹ hoặc ba sẽ cởi trần. Chúng ta sẽ bế bé sát vào người => làm sao cho diện tích tiếp xúc giữa bố, mẹ và bé là nhiều nhất có thể. 

             Bố mẹ sẽ giống như “máy tản nhiệt” để giúp cho em bé chuyển nhiệt sang => giúp cho em bé dễ chịu. Nếu mùa đông lạnh, chúng ta vấn có thể “da áp da” và quấn một cái khăn bên ngoài. Có thể bế ngồi hay nằm đều được, miễn là da áp nhiều nhất có thể.

            Miếng dán hạ sốt:


miếng dán hạ sốt trẻ


       Hiện tại gây tranh cãi rất nhiều vì cái hiệu quả của nó, tuy nhiên bản thân Bs Tân xác nhận là ít nhiều nó cũng có hiệu quả và nó cũng giúp cho bố mẹ an tâm thoải mái hơn.

       Và nó cũng không ra những vấn đề đáng lo ngại nếu bố mẹ lựa chọn các sản phẩm nổi tiếng, đắt tiền cũng sẽ an toàn và nó không có những chất gây kích ứng cho em bé.

       Uống điện giải:

       Tại sao phải uống? vì em bé sốt => thân nhiệt tăng cao, nước trong cơ thể sẽ dùng để tỏa nhiệt cho bé, ngoài ra nước còn tham gia vào quá trình chuyển hóa, các vận động của cơ thể để giúp tiêu diệt mầm bệnh.

       Vì thế khi sốt em bé sẽ bị thiếu nước, thay vì chúng ta cho bé uống nước, ta cho uống điện giải để bù luôn muối khoáng mất đi trong quá trình sử dụng nước


bé sốt uống nước



       Điện giải: em bé từ 03 tháng đã có thể dùng điện giải của nhật, từ 06 tháng thì có thể dùng tất cả các loại điện giải, và nếu bé không chịu uống điện giải ta có thể thay bằng “nước dừa” , nếu như cũng không uống nước dừa thì nước lọc cũng được.

       Với những em bé 03 => 06 tháng mà không mua được điện giải của nhật thì chúng ta như bé dưới 03 tháng là cho bé bú mẹ nhiều lên. Vì sữa mẹ tác dụng không khác gì điện giải cả, nó giúp cho em bé hạ nhiệt an toàn và nhanh chóng

Khi nào cần uống thuốc hạ sốt?


       Như Bs Tân đã nói từ đầu, thì trước đây quan điểm từ 38,5 độ sẽ uống thuốc hạ sốt. Nhưng quan điểm hiện tại của Thế Giới : chúng ta uống thuốc hạ sốt phụ thuộc vào tình trạng của em bé chứ không phụ thuộc vào “nhiệt kế”. 

       Có nghĩa là gì? Một em bé khỏe mạnh bình thường sẽ uống thuốc hạ sốt khi:

+ Sốt trên 40 độ

+ Bé chưa sốt đến 40 độ, nhưng bé biểu hiện mệt mỏi. Bé lớn có thể là li bì, nằm ườn ra rên rỉ, còn bé nhỏ thì uống éo, quấy khóc, nó không chịu ăn, không chịu ngủ thì đó là thời điểm phù hợp để mẹ cho con uống thuốc hạ sốt


bé bị sốt không rõ nguyên nhân



 Và uống thuốc hạ sốt nào là phù hợp?

       Là Paracetamol lựa chọn đầu tay. 
    
       Liều sử dụng: 10 => 15mg/ kg / 06 tiếng. 

       Ví dụ: em bé 10 kg thì có thể sử dụng 100 => 150 mg và cứ 06 tiếng là có thể uống lại. Còn trước 06 tiếng bố mẹ không nên cho uống, vì điều đó gây cho bé ngộ độc.

       Đặc biệt lưu ý: 


thuốc hạ sốt bé



 
       Paracetamol có rất nhiều dạng bào chế: dạng viên, dạng siro, dạng đặt hậu môn. Và tất cả dạng này đều là Paracetamol và đều cách đủ 06 tiếng. 

       Chứ một số bố mẹ sai lầm: 06 tiếng trước con em uống dạng viên, mà bây giờ chưa đủ 06 tiếng mà sốt lại thì em cho đặt hậu môn thì nó sẽ không ngộ độc”

       => xin thưa rằng nó vẫn bị ngộ độc, bởi vì nó đều là Paracetamol, thông tin này bố mẹ cần lưu ý kỹ và cần nói lại cho người nhà, cho ông bà để nắm rõ, không được dùng sai


thuốc hạ sốt cho trẻ


       Có những câu hỏi: “nếu như dưới 06 tiếng mà bé lại cần uống thuốc hạ sốt thì sao?” (cái cần như thế nào thì xin xem lại khúc trên)

       => lúc này ta có thể nghĩ đến một phương án là Ibuprofen 

       Thuốc này là thuốc hạ sốt rất là nhanh, hiệu quả hơn so với Paracetamol nhưng nó lại độc tính cao hơn và nguy cơ dị ứng cao hơn, thành ra ta không lựa chọn nó là ưu tiên, chúng ta sẽ làm hết cách trước khi sử dụng Ibuprofen, và nó có một số chống chỉ định:

  1. + Bé dưới 06 tháng tuổi
  2. + Bé có tiền sử về dạ dày: viêm loét dạ dày tá tràng,…
  3. + Bé sốt xuất huyết hay nghi ngờ sốt xuất huyết
  4. + Bé có tiền sử dị ứng
  5. + Những bé bị hen suyễn, viêm phế quản co thắt, bệnh tim mạch, bệnh máu,….
       Trong trường hợp sử dụng liều : 5mg/ kg và cách thời điểm uống Paracetamol là 04 tiếng. 

       Như vậy mẹ có thêm một lựa chọn để trước 06 tiếng nếu bé thật sự cần, ta có thể chọn và vẫn đảm bảo an toàn

       Lưu ý: 

       Nếu như bé đang ngủ thì “đừng cố” đánh thức bé dậy để uống thuốc hạ sốt, bởi vì nó ngủ được thì nó không quá là mệt mỏi và ì ạch

       Trong trường hợp mà thật sự cần dùng thuốc hạ sốt trong khi bé đang ngủ: 

+ Như sốt cao quá

+ Nó vừa ngủ vừa rên 

       Thì chúng ta có thể dùng phương án đặt thuốc vào hậu môn. 


thuốc hạ sốt cho trẻ


       Viên thuốc đặt hậu môn có hàm lượng 80, 150, 300 mg. 

       Nếu bé cân nặng trong khoảng viên thuốc đó không phù hợp thì chúng ta có thể cắt bớt viên đó (không cần quá chính xác, chỉ cần canh lượng trong khoảng 10 – 15 mg/ kg )

       Cách đặt : 
  
       Chúng ta banh khe mông ra, ta nhét viên đạn vào thật sâu, sau đó ép mông lại khoảng 30 giây sau đó thả ra. 

       Nếu như ngay lập tức em bé ị ra luôn, thì sau vệ sinh ta có thể đặt lại. còn như nếu sau vài phút em bé ị ra thì chúng ta không đặt lại nữa, vì lúc đó ta không thể tính toán liều đã thấm vào em bé là bao nhiêu? Nên tốt nhất là chúng ta không dùng lại nữa để đảm bảo an toàn.

       Một số em bé có bệnh có sẵn thì chúng ta cần phải dùng thuốc hạ sốt sớm hơn và dưới sự chỉ định của Bác sĩ.

Ví dụ: 
  • Bé có tim bẩm sinh
  • Bệnh não Bệnh phổi bẩm sinh
  • Các dị tật bẩm sinh khác,… 
  • Những em bé sau chấn thương , sau tai nạn, sau phẫu thuật
  • Bé đang bị lupus ban đỏ
  • Bệnh về máu,…
       Những bé có cơ địa đặc biệt này sẽ cần có sự chỉ định cụ thể của Bác sĩ khi em bé bị sốt, và chúng ta không làm theo những hướng dẫn thông thường giống như trong bài đăng này. Chúng ta cần phải có những điều chỉnh đặc biệt dành riêng cho bé

nên và không nên khi trẻ sốt


nên làm khi trẻ sốt


Xem Thêm:




- Cấy Que Tránh Thai Ở Quy Nhơn (nhấn vô dòng gạch chân)

Các trường hợp cần đưa bé đi khám


       Những trường hợp sau:

+ Trẻ dưới 03 tháng bị sốt: bởi vì thời điểm này trẻ sẽ tiến triển rất là nhanh, đôi khi là chúng ta xử lý không kịp nên tốt nhất là bố mẹ tốt nhất nên cho bé đi khám

+ Tình trạng sốt của bé kéo dài trên 07 ngày

+ Sốt mà co giật thì nên đi khám càng sớm càng tốt

+ Sốt mà nổi ban: các mẹ chú ý là có một tình trạng “phát ban sau sốt” là nếu hết sốt rồi ban nó nổi lên thì không đáng lo lắm, nó thường “tự lặn” trong vòng 01 => 02 ngày. Còn như nếu mà phát ban mà vẫn sốt cao thì chúng ta nên đưa bé đi khám

+ Bé sốt cao trên 40 độ trong 03 ngày

       Để được Bác sĩ khám và điều trị để giúp cho em bé nhanh chóng ngắt cơn sốt

Chúc mẹ và bé cùng gia đình thật nhiều sức khỏe

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Theo dõi bài đăng của Bs Tân

Liên Hệ Hỗ Trợ

Email: bacsitan.n01@gmail.com

Đội Ngũ Phòng Khám