Tiêm chủng cho trẻ là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ con yêu và giúp con có được hệ miễn dịch
khỏe mạnh. Vì thế, bố mẹ nhớ cho con đi tiêm đầy đủ theo lịch tiêm chủng 2022 đúng lịch, đúng phác đồ, để con được bảo vệ toàn diện.
1. Những điểm
mới trong lịch tiêm chủng 2022
- Từ năm
2019 Việt Nam có vắc xin thay thế vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng
2019, đồng thời triển khai vắc xin bại liệt theo đường tiêm và sử dụng vắc-xin
sởi – rubella do Việt Nam tự sản xuất.Những thay đổi này bắt đầu triển khai từ
tháng 6/2019.Theo đó, vắc xin 5 trong 1 được lựa chọn để thay thế vắc xin
Quinvaxem là vắc xinComBe Five do Ấn Độ sản xuất.
- Lịch tiêm
vắc xin ComBE Five trong tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi vào lúc 2, 3 và
4 tháng tuổi để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: bạch hầu, uốn ván, ho
gà, viêm gan B và viêm phổi/ viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.
-Từ tháng
6/2019, trẻ sẽ được tiêm một mũi vắc-xin bại liệt tiêm IPV lúc 5 tháng tuổi
trong tiêm chủng mở rộng. Vắc xin IPV sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở
rộng 2019 là vắc xin của hãng Sanofi, Pháp sản xuất. Đã được cấp phép đăng ký
lưu hành tại Việt Nam.
- Sởi vẫn là
mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi bé tròn 9 tháng tại các trạm
y tế phường, xã
2. Lịch tiêm
chủng 2022 cho bé sơ sinh
24 giờ sau
sinh:
- Tiêm viêm
gan B, tiêm bắp, một mũi duy nhất. Phản ứng sau tiêm có thể là đau, sưng tấy tại
chỗ tiêm, quấy khóc.
Sau sinh
(càng sớm càng tốt):
- Lao - BCG,
tiêm trong da,1 mũi duy nhất (0.1ml). Phản ứng có thể gặp là sưng nơi tiêm, nổi
hạch.
* Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng:
* Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng:
2 tháng tuổi:
- Tiêm vắc
xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B- Hib mũi 1(vắc xin 5 trong 1)
- Uống vắc
xin bại liệt OPV lần 1.
3 tháng tuổi:
- Tiêm vắc
xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B- Hib mũi 2
- Uống vắc
xin bại liệtOPV lần 2
4 tháng tuổi:
- Tiêm vắc
xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 3
- Uống vắc
xin bại liệtOPV lần 3
5 tháng tuổi:
- Tiêm mũi bại
liệt IPV
9 tháng tuổi:
- Mũi tiêm:
Vắc-xin sởi đơn, tiêm dưới da, 1 mũi. Phản ứng tiêm có thể là bé sẽ bị đau,
sưng nơi tiêm, sốt nhẹ từ 1-2 ngày.
12 tháng tuổi:
- Mũi tiêm:Vắc-xin
viêm não Nhật Bản, tiêm dưới da. Gồm mũi 1, mũi 2 (2 tuần sau mũi 1), mũi 3 (một
năm sau mũi 2). Sau tiêm con có thể bị đau, sưng nơi tiêm, quấy khóc và sốt.
18 tháng tuổi:
- Mũi tiêm:
Vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván DPT. Tiêm bắp và nhắc lại mũi 4.
- Tiêm:Vắc
xin sởi - rubella (MR), tiêm dưới da và tiêm nhắc lại mũi sởi đơn lúc 9 tháng.
3. Những ích lợi và lưu ý khi tiêm chủng cho bé:
Theo lịch
tiêm phòng 2022 cho trẻ sơ sinh, từ lúc mới sinh cho đến trước sinh nhật 1 tuổi,
trẻ phải trải qua một đợt tiêm phòng lớn nhất trong đời. Bởi hệ miễn dịch của
trẻ sơ sinh chưa đủ mạnh, đặc biệt là trường hợp trẻ không được bú mẹ và trẻ
trên 6 tháng tuổi nguồn miễn dịch từ mẹ không còn/ còn rất ít, nên trẻ cần được
tiêm nhiều loại vắc xin sớm nhất có thể. Giai đoạn trẻ từ 1-5 tuổi, đa số các vắc
xin được tiêm/ uống là các mũi nhắc. Một số loại vắc xin chỉ dành cho trẻ ở
vùng có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh như tả, thương hàn.
Khi con còn
quá bé nhưng vẫn phải hoàn tất lịch tiêm chủng, bố mẹ thường lo lắng khi đi
tiêm về con sẽ sốt quấy, sụt cân, có những cách cho trẻ đi tiêm phòng không bị
sốt bố mẹ cần lưu ý:
- Trước khi
tiêm:
Bố mẹ cần
tránh cho trẻ ăn hoặc bú quá no, tuy nhiên cũng không nên vì vậy mà để trẻ đói
bởi điều này có thể sẽ khiến trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm. Vệ sinh thân
thể sạch sẽ cho trẻ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, mẹ hãy cho trẻ
mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác hơn trong quá trình tiêm
phòng.
Mẹ cần mang
theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của trẻ, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó.Trước
khi tiêm, ba mẹ đừng quên trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe của trẻ, có bị
suy dinh dưỡng, có mắc bệnh cấp tính (như sốt, viêm phổi, viêm phế quản...), tiền
sử bệnh tật, dị ứng với thuốc, hóa chất, thức ăn...Nếu ở những mũi tiêm trước
trẻ có dấu hiệu dị ứng, sốt..., mẹ nên báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp
thời trong tình huống khẩn cấp.
- Sau khi
tiêm:
Sau khi trẻ
tiêm chủng xong, mẹ không nên đưa trẻ về ngay mà cần ở lại theo dõi 15-30 phút
để đề phòng việc trẻ bị sốc phản vệ. Nếu trẻ không có bất kỳ phản ứng nào, mẹ
có thể đưa con về nhà nhưng vẫn cần theo dõi thêm. Theo dõi xem trẻ có sốt
không, biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không,
đi ngoài thế nào. Đặc biệt là với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi,
tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc xin 5 trong 1.
Ở những trẻ
cơ địa nhạy cảm, vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng nhưng mẹ không cần
quá lo lắng, hiện tượng này sẽ tự biến mát sau 6 - 8 tiếng. Lúc này, mẹ cần chườm
mát lên vết tiêm của trẻ (không chườm nóng) để giảm đau, cho trẻ uống nhiều nước,
bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.
Sau 24 giờ
tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng để các vết sưng tấy mau biến mất, giúp da dễ
trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.
Ngoài ra, hiện
nay cũng có một số mẹ truyền tai nhau kinh nghiệm xát chanh hoặc đắp một lát
khoai tây mỏng vào chỗ tiêm nhằm mục đích giảm đau, sưng tấy cho trẻ. Tuy
nhiên, cách làm này không được các chuyên gia y tế khuyến khích vì làn da của
trẻ vô cùng nhạy cảm, làm vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.
Trường hợp
trẻ sốt nhẹ, sốt 37-38 độ C, mẹ có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt,
thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng
nhanh hơn.
Lưu ý:
- Không đưa
bé đi tiêm khi bé không thuộc đối tượng tiêm phòng của mũi tiêm đó (ví dụ bé
sinh non, dưới 2,5kg phải tạm thời lùi thời điểm tiêm vắc xin lao). Một số trường
hợp khác trẻ cũng không nên tiêm phòng, đó là: trẻ đang mắc bệnh cấp tính, thường
biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy; trẻ mắc bệnh liên quan đến dị
ứng, miễn dịch,...
Xem thêm:
- Kinh Nghiệm Cho Mẹ Khi Cho Bé Tiêm Vaccin (nhấn vô dòng gạch chân)
- Cấy Que Tránh Thai Uy Tín Ở Quy Nhơn (nhân vô dòng gạch chân)
Kết:
Nhiều phụ huynh lo con sẽ bị sốt, phản ứng vì phải chích quá
nhiều mũi trong lịch tiêm chủng 2022 cho bé dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, bé phản ứng
sau tiêm là hoàn toàn bình thường, các y tá và bác sĩ sẽ dặn dò bố mẹ cách chăm
sóc bé sau khi tiêm, đừng vì những sợ hãi mà lỡ mất cơ hội miễn dịch cho con
0 nhận xét:
Đăng nhận xét