Có rất nhiều mẹ tỏ
ra lo lắng khi mà con sinh ra thì đầu tròn, sau một thời gian thì đầu bẹp,
không chỉ vấn đề thẩm mỹ mà mẹ còn lo rằng liệu có ảnh hưởng sự phát triển não
của bé rồi thì trí thông minh của bé hay không? Thì trong bài đăng hôm nay chúng
ta cùng bàn vấn đề bẹp đầu cùng Bs Tân
Bẹp đầu là gì?
“ Hội chứng đầu phẳng” hay còn gọi là méo đầu, lép đầu, bẹp đầu là một hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Theo hiệp hội “ Nhi khoa Hoa Kỳ” thì có 1/3 trẻ sơ sinh gặp phải hiện tượng này.
Nó sẽ biểu hiện bằng hình thức: bé sẽ bị bẹp một phần hay toàn bộ phía sau đầu, các hiện tượng này thường gặp từ 0 đến 04 tháng tuổi, sau đó cải thiện dần khi bé được 06 tháng tuổi, phần lớn trường hợp bẹp đầu sẽ tự điều chỉnh => đầu tròn mà không cần sự can thiệp nào đáng kể. Tuy nhiên bố mẹ cũng cần nhận ra, đánh giá và có những phương pháp phòng tránh hiện tượng này xảy ra
Nguyên nhân bẹp đầu?
Nguyên nhân gây ra bẹp
đầu hay "hội chứng đầu phẳng" này là do tư thế của em bé không được thay đổi. cổ
của bé chưa được khỏe => khi mà sinh ra thì
bé sẽ giữ một tư thế nằm qua một thời gian rất là dài.
Ví dụ: như bé nằm ngửa thì nó sẽ bẹp hoàn toàn phần chẩm,
còn như bé nằm nghiêng bên nào thì sẽ bẹp bên đó
Tình trạng này gặp ở trẻ sinh non nhiều hơn, lý do
+ Do cái hộp sọ trẻ sinh non mềm hơn
+ Cái cổ trẻ yếu hơn và thời gian để linh hoạt, khỏe được cổ
lâu hơn trẻ em đủ tháng => hiện tượng này thường gặp
Có một số bé sinh ra đã bị bẹp luôn: lý do là trong quá
trình sinh nở, đầu của bé nó phải điều chỉnh để qua khung chậu của mẹ =>
sinh ra đầu không được tròn
Trên đây là một số lý do thường gặp nhất gây ra đầu bẹp
Phòng chống đầu bẹp
Một số phương án hữu hiệu để phòng chống đầu bẹp
- Mẹ nên cho trẻ nằm sấp thường xuyên: việc nằm sấp ở trẻ sơ
sinh rất có nhiều tác dụng, ngoài việc là phòng chống hiện tượng bẹp đầu còn
giúp cho bé khám phá thế giới nhiều hơn và còn giúp cho cơ chế của hiện tượng lẫy
và bò sau này được chuẩn bị tốt hơn, bé sơ sinh nằm sấp dưới sự giám sát của mẹ
và có thể nằm sấp nhiều lần trong ngày => khi bé thấy không thoải mái thì
mình lật bé lại
- Mẹ bế bé thường
xuyên hơn, vì hiện tượng này do bé nằm nhiều một tư thế => việc bế bé thường
xuyên khi bé thức, còn bé ngủ nên nằm cho giấc ngủ trọn vẹn
- Xoa đầu nhẹ nhàng cũng có một phần tác dụng giúp cho đầu
tròn đỡ bẹp hơn
- Thường xuyên thay đổi tư thế nằm của bé: hôm thì xoay bên
này hôm xoay bên kia, mình có thể chèn cái khăn hay gối mỏng ở những phía mà bé
hay nghiên sang để đẩy đầu bé sang phía đối diện. Chúng ta không nên duy trì một
tư thế nằm nghiêng mãi, có thể bé sẽ thấy không thoải mái khi mẹ điều chỉnh,
nhưng mà từ từ từng ít một sẽ giúp cho bé điều chỉnh dần => đỡ dồn áp lực một
bên đầu gây bẹp đầu.
- Thay đổi chiều nằm của em bé: tại sao như vậy? bởi vì em
bé ví dụ nằm phía đầu giường => bé thức nó sẽ quay mặt về phía mẹ, phía có
âm thanh, ánh sáng. Thì khi mình quay đầu bé về phía kia thì đầu em bé muốn
quay phía âm thanh, ánh sáng phải quay về phía ngược lại => thường xuyên
thay đổi tư thế như vậy
Khi nào cần khám bác sĩ?
Nếu như đến 01 tuổi mà đầu bé vẫn bẹp hoặc lứa tuổi nhỏ hơn
mà tình trạng bẹp nhiều thì mẹ nên liên hệ bác sĩ chuyên khoa để có thể hỗ trợ,
hướng dẫn xoa nắn hoặc dùng những khí cụ để giúp cho đầu bé tròn trở lại
0 nhận xét:
Đăng nhận xét