Thứ Ba, 16 tháng 3, 2021

Hướng Dẫn Xử Trí Tiêu Chảy Ở Trẻ Em

        Một trong những vấn đề khiến mẹ mất ăn mất ngủ khi nó xảy ra với bé, đó là “tiêu chảy”, hãy trao đổi trong bài viết sau cùng Bs Tân

Tiêu chảy là gì?

cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy


       Câu hỏi đầu tiên mà chúng ta cần rõ ràng đó là: “tiêu chảy cấp là gì?”

       Là tình trạng mà đi phân lỏng tóe nước nhiều lần trong ngày. 

       Và bao nhiêu là nhiều? => với bé dưới 1 tuổi thì em bé đi gấp đôi số lần đi bình thường. 

       Ví dụ: + Bình thường bé đi 01 lần trong ngày thì nay => đi 02 lần hay nhiều hơn

                  + Với bé đi ngày 03 - 04 lần nay => 06 - 08 lần hoặc nhiều hơn

       Còn với bé hơn 01 tuổi. gọi là tiêu chảy khi số lần đi của bé trong ngày gấp 03 lần so với bình thường thì chúng ta nghĩ đến bé bị tiêu chảy cấp, đương nhiên chúng ta cần dựa vào tính chất phân: "phân lỏng tóe nước"

       Nếu có 02 điều kiện này chúng ta kết luận là em bé đang bị “tiêu chảy cấp” và thời gian tiêu chảy cấp đó là dưới 14 ngày, còn kéo dài hơn 14 ngày thì gọi là “ tiêu chảy mãn tính”

03 cấp độ mất nước:

       Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất để ta đánh giá cái hậu quả của tiêu chảy là mức độ mất nước, và có 03 cấp độ mất nước như sau:


dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy

       

       - Cấp độ cao nhất( độ 03): có 02 trong số các dấu hiệu sau:

+ Bé bị “li bì”: em bé kiểu như mất đi sức sống, nó mệt, li bì nằm như "con mèo bị ốm"

+ Mắt trũng

+ Em bé rất khó uống nước hoặc không chịu uống nước

+ Vết da mất lâu hơn 2 giây. Bình thường: da có độ đàn hồi rất cao, nó sẽ trở về nguyên trạng ban đầu ngay sau khi ta thả tay ra. Nhưng với những bé mà bị mất nước độ 03 (độ nặng): thì vết véo da không mất đi ngay mà xuống từ từ trong thời gian hơn 02 giây

        - Cấp độ 02: có 02 trong số các dấu hiệu:

+ Em bé vật vã kích thích

+ “Háo nước” : nó khát, đòi uống nước nhiều

+ Mắt trũng

+ Vết véo da mất chậm nhưng mất thời gian dưới 02 giây

       -  Cấp độ 01 : hoặc là không mất nước hay không đủ triệu chứng để xếp vào loại 02 hay 03

       Đây là dấu hiệu rất quan trọng để bố mẹ đánh giá về mức độ ảnh hưởng tiêu chảy đối với bé, ngoài ra có một dấu hiệu thêm vào để tham khảo đó là “khóc”: nước mắt bình thường là không mất nước, còn nước mắt ít đi là dấu hiệu mất nước, còn khóc mà không ra nước mắt => nghĩ đến mất nước nặng. Đương nhiên dấu hiệu này cần đi kèm với các dấu hiệu mất nước mà bs Tân đã đề cập bên trên. Bởi vì nếu chỉ có mình nó không thì đôi khi những em bé “ăn vạ” không ra nước mắt => chúng ta lưu ý điều này

 

khi trẻ bị tiêu chảy nên làm gì

Điều trị tiêu chảy cấp:

       Chúng ta cần phải điều trị tiêu chảy như thế nào? => quan trọng nhất với tiêu chảy là “bù nước” và “bù điện giải” để bé không rơi vào tình trạng mất nước, bởi vì cái nguyên nhân gây ra các hậu quả nặng nề của tiêu chảy là mất nước. Nếu như chúng ta không để tình trạng mất nước diễn ra thì yên tâm em bé sẽ an toàn



       Chúng ta bù nước bằng “dung dịch điện giải” có thể dễ dàng mua ở hiệu thuốc: Oresol, Hydrite, … hoặc có các loại của nước ngoài. Thì nó là điện giải có công thức là giống nhau, tuy nhiên dễ uống của mỗi loại có thể khác nhau do mùi vị khác nhau

       Cách uống: dễ nhất tính toán lượng uống cho bé: 10ml/kg cân nặng và mỗi lần bé đi ngoài

Ví dụ: bé 10 kg thì mỗi lần đi ngoài => cần bù lại 100ml dung dịch điện giải

       Bé dưới 02 tuổi thì bù bằng thìa, đút cho bé từng thìa một ,mỗi thìa cách nhau vài phút, nếu em bé nôn ra => chúng ta chờ khoảng 10 phút sau cho uống lại với tốc độ chậm hơn một chút => đảm bảo em bé uống được và không bị nôn

       Với bé trên 02 tuổi chúng ta cho em bé uống bằng ly theo cái nhu cầu của em bé. Và cái công thức này chỉ tham khảo thôi, có thể uống nhiều hay ít hơn dựa vào nhu cầu của nó. Bởi vì khi khát em bé sẽ muốn uống nước

       Tiếp theo chúng ta cần lưu ý: không sử dụng nước có đường như nước hoa quả nguyên chất hoặc nước đường, nước ngọt có ga,… chúng ta không được dùng các loại đó cho em bé vì nó có thể gây ra nặng hơn tình trạng tiêu chảy

       Chúng ta cũng hạn chế sử dụng điện giải pha sẵn, tôi không nói là tuyệt đối không . Nếu như em bé chỉ chịu uống loại đó không thì thôi uống cũng được còn hơn không, nhưng nếu còn lựa chọn khác thì chúng ta hạn chế sử dụng các loại “điện giải pha sẵn”


tiêu chảy cấp ở trẻ


        Và nên bổ sung “men vi sinh” cho bé, sẽ giúp cho tình trạng tiêu chảy tiến triển tốt hơn, nó hồi phục nhanh hơn

       Ngoài ra em bé có thể uống thêm kẽm nếu như sau 02 ngày mà tình trạng tiêu chảy không giảm hay giảm chậm

       Có thể cho thêm thuốc cô đặc phân: Hidrasec loại này liều lượng 1,5mg/ kg cân nặng X 03 lần/ ngày. Chúng ta có thể dùng thêm cái này khiến cho tình trạng tiêu chảy hết nhanh hơn

       Các mẹ lưu ý: điện giải là quan trọng nhất, cái đầu tiên cần dùng trước khi nghĩ đến men vi sinh, kẽm hay cô đặc phân,… là chúng ta cần phải cho uống điện giải ngay

       Tiếp theo là chế độ ăn: nên ăn uống bình thường, ăn lỏng, bú mẹ, uống sữa. Bé sẽ rất ngại ăn vì bản thân người lớn bị tiêu chảy cũng không muốn ăn gì. Nhưng bố mẹ hãy cố gắn động viên bé thậm chí phải ép nữa để cho bé ăn được ít nhiều, bé cần phải có ăn mới có sức để vượt qua đợt bệnh này

Xem thêm:


- Trẻ Bị Tiêu Chảy Do Uống Kháng Sinh (bấm vô dòng chữ có gạch chân)


- Cấy Que Tránh Thai Ở Quy Nhơn (bấm vô dòng chữ có gạch chân)

 

triệu chứng tiêu chảy ở trẻ

Khi nào cần đưa bé đi bệnh viện?

Vậy thì tiêu chảy thế nào thì cần phải đi khám?

  1. - Đầu tiên khi mà bé có dấu hiệu mất nước độ 03
  2. - Tiêu chảy dài hơn 03 ngày và đã dùng các phương pháp bs Tân chia sẽ mà em bé không đỡ
  3. - Em bé sốt cao: nếu như sốt nhẹ thì mẹ có thể xử lý hạ sốt theo cách bs Tân đã hướng dẫn, còn nếu bé sốt cao thì nên đi khám
  4. - Nếu nôn nhiều => không cách nào bù điện giải, có nghĩa cứ ăn vào là nôn, uống vào là nôn
  5. - Em bé đi ngoài ra máu
  6. - Đau bụng nhiều: là dấu hiệu của nhiễm khuẩn

trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Theo dõi bài đăng của Bs Tân

Liên Hệ Hỗ Trợ

Email: bacsitan.n01@gmail.com

Đội Ngũ Phòng Khám