Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

Phân Biệt Cơn Gò Sinh Lý Và Cơn Gò Chuyển Dạ

       Bác sĩ Tân chào các mẹ. Cơn gò Braxton Hicks hay còn gọi là cơn gò chuyển dạ “giả” thường xuất hiện trước những cơn gò chuyển dạ thực sự và có thể khiến các mẹ cảm thấy bị đau.

       Đó là cách mà cơ thể chuẩn bị cho những cơn đau chuyển dạ thật trong ngày sinh nhưng nó không phải là dấu hiệu các mẹ sắp sinh hoặc chuẩn bị đến ngày sinh.


cơn gò braxton hicks13
 

Cảm giác Cơn gò Braxton Hicks và Cơn gò Chuyển Dạ:

       Một số mẹ mô tả cảm giác cơn gò Braxton Hicks giống như bụng bị thắt lại nhưng đến và đi luôn. Nhiều mẹ khác thì cho rằng chúng có cảm giác như những cơn đau bụng kinh nhẹ nhàng. 

       Cơn gò Braxton Hicks khiến cho phụ nữ mang thai khó chịu nhưng nó không làm chuyển dạ hoặc mở cổ tử cung.

       Không giống như cơn đau lúc chuyển dạ thật, những cơn gò Braxton Hicks:

  • Thường không gây đau đớn nhiều
  • Không xảy ra theo những khoảng thời gian đều đặn
  • Không xảy ra liên tiếp
  • Không tăng lên khi đi bộ
  • Không kéo dài
  • Không cảm thấy đau hơn theo thời gian
cơn gò braxton hicks


       Thông thường, các mẹ sẽ cảm thấy cơn gò Braxton Hicks trong suốt thời gian tam cá nguyệt thứ ba hoặc có sớm ngay từ tam cá nguyệt thứ hai. Chúng hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại cả.

        Nếu gặp phải những cơn gò Braxton Hicks, các mẹ không cần làm bất cứ điều gì. Nhưng nếu nó khiến các mẹ không thoải mái, thì hãy:


cơn gò chuyển dạ

  • Cố gắng đi lại một chút vì những cơn gò chuyển dạ giả thường ngưng khi các mẹ thay đổi vị trí hoặc đứng dậy và di chuyển
  • Ngủ hoặc nghỉ ngơi một chút
  • Thư giãn bằng việc tắm nước ấm hoặc nghe nhạc
  • Thực hiện một số động tác mát-xa
  • Cơn gò chuyển dạ thực sự như thế nào?

       Mỗi mẹ có một cảm giác về sự chuyển dạ khác nhau và thậm chí còn thấy khác nhau giữa lần mang thai đầu tiên và những lần sau đó.

        Cơn gò chuyển dạ sẽ gây ra đau đớn và thấy có áp lực lên vùng xương chậu. 

        Hơn nữa, nó khiến các mẹ không thoải mái hoặc đau âm ỉ vùng lưng hoặc bụng dưới. 

        Một số mẹ khác có thể còn cảm thấy đau hai bên người và bắp đùi. 

        Những cơn đau này xuất hiện và biến mất theo những khoảng thời gian tương đối xác định, tăng dần tần suất trong thai kỳ và tăng cường độ trong thời gian xuất hiện.

        Một số chị em mô tả những cơn gò chuyển dạ này cũng như những cơn đau bụng kinh nhưng mức độ khủng khiếp hơn. Trong khi đó những người khác cho rằng chúng giống như chứng đau quằn quại khi bị tiêu chảy.


cơn gò chuyển dạ


        Nếu các mẹ có dấu hiệu của việc chuyển dạ thực sự, hãy gọi điện cho bác sĩ hoặc người hộ sinh ngay lập tức. Nếu chưa chắc chắn hãy gọi điện nhờ tư vấn. Trường hợp các mẹ gặp một trong những dấu hiệu dưới đây, có thể là cơn gò chuyển dạ thật:

  • Cơn gò cứ xảy ra 10 phút một lần hoặc nhiều hơn 5 lần trong một giờ
  • Co thắt thường xuyên hoặc đau lưng, đau bụng dưới
  • Tăng áp lực đè lên khung chậu hoặc âm đạo
  • Chảy máu âm đạo
  • Rò rỉ nước ối qua âm đạo
  • Có triệu chứng giống cúm như nôn mửa hoặc tiêu chảy

So sánh cơn gò Braxton Hicks và cơn gò chuyển dạ thực sự

       Để nhận biết liệu cơn gò mà mình gặp phải có thực sự là cơn chuyển dạ chuẩn bị sinh hay không, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi như sau:


cơn gò chuyển dạ

Mức độ các cơn gò xảy ra như thế nào?

       Cơn gò Braxton Hicks (chuyển dạ giả): Các cơn gò không diễn ra liên tiếp và không thường xuyên.

       Chuyển dạ thật: Cơn gò xảy đến thường xuyên và kéo dài khoảng 30-70 giây. Khi qua thời gian bị đau, nó sẽ nhanh chóng quay lại và dữ dội hơn

 

Sự thay đổi của cơn gò khi các mẹ di chuyển?

       Chuyển dạ giả: Các cơn gò có thể ngừng hẳn khi các mẹ đi lại hoặc nghỉ ngơi, thậm chí ngừng khi các mẹ thay đổi vị trí, tư thế.

       Chuyển dạ thật: Cơn đau vẫn tiếp tục dù cho các mẹ di chuyển hoặc thay đổi tư thế. Chúng cũng không chịu dừng lại khi các mẹ cố gắng nằm nghỉ.

 

Mức độ đau thế nào?

       Chuyển dạ giả: Cơn gò Braxton Hicks thông thường chỉ gây đau nhẹ và không đau tăng lên hoặc thậm chí chỉ đau nhiều lúc đầu rồi sau đó bớt đau dần.

       Chuyển dạ thật: Cơn đau cứ dần tăng cường độ lên.

 

Nơi tập trung cơn đau trên cơ thể?

       Chuyển dạ giả: Các mẹ thường cảm thấy chỉ đau ở đằng trước bụng hoặc khung chậu.

       Chuyển dạ thật: Các cơn đau mãnh liệt hơn và có thể bắt đầu bị đau từ vùng lưng dưới và chuyển dần về đằng trước bụng. Hoặc đau ngược lại từ bụng rồi chuyển qua lưng.

 

cơn gò braxton hicks1

Khi nào nên gọi cho bác sĩ nếu không muốn làm phiền họ nhiều?

       Các mẹ nên trao đổi trước với bác sĩ về những gì bình thường hay bất bình thường ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ để biết khi nào nên gọi.

       Nếu các mẹ không chắc chắn liệu mình có sắp chuyển dạ hay không cũng nên gọi cho bác sĩ hoặc người hộ sinh. Họ có thể sẵn sàng trả lời bất cứ câu hỏi nào của các mẹ và xem xét xem triệu chứng mà các mẹ đang gặp có phải là dấu hiệu của chuyển dạ thật hay không. Do đó, đừng ngại gọi cho bác sĩ. Họ cũng sẽ hỏi lại các mẹ một số câu hỏi để đánh giá tình hình lúc đó.


 Xem thêm:


- Vỡ Ối Bao Lâu Sẽ Sinh (Nhấn vô dòng gạch chân)


- Cấy Que Tránh Thai Ở Quy Nhơn (Nhấn vô dòng gạch chân)


cơn gò braxton hicks1


Bất cứ lúc nào cũng cần gọi cho bác sĩ ngay nếu gặp trường hợp:

 

  1. Chảy máu âm đạo dù ít hay nhiều
  2. Rò rỉ nước ối liên tục
  3. Bị co thắt mạnh 5 phút một lần trong 1 giờ
  4. Cơn đau khiến các mẹ không thể di chuyển suốt thời gian đó
  5. Có sự thay đổi trong chuyển động của thai nhi mà các mẹ dễ dàng nhận thấy được hoặc đếm thấy ít hơn 10 chuyển động trong khoảng 2 giờ
  6. Có bất cứ triệu chứng nào của sự chuyển dạ thực sự nếu thai nhi chưa được 37 tuần

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Theo dõi bài đăng của Bs Tân

Liên Hệ Hỗ Trợ

Email: bacsitan.n01@gmail.com

Đội Ngũ Phòng Khám