Cuống rốn là
một vết thương hở nên nếu không được chăm sóc đúng cách thì sẽ rất dễ bị nhiễm
trùng, đây là một tình trạng rất nguy hiểm vì có thể gây biến chứng nhiễm trùng
máu cho trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Cần phải
chăm sóc và theo dõi rốn cho trẻ sơ sinh hàng ngày và vệ sinh rốn theo qui
trình sau:
Qui trình chăm sóc rốn cho trẻ tại nhà:
Rửa tay sạch
bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 70 độ. Nhẹ nhàng tháo băng rốn và
gạc rốn.
Quan sát mặt
cắt rốn và vùng quanh rốn xem có bị viêm đỏ, có mủ, có dịch vàng hay có chảy
máu không. Chú ý xem rốn có mùi hôi không ?
Lau rốn sạch
bằng gòn và nước muối nước sinh lý (Natri clorid 0.9%), sau đó thấm khô vùng cuống
rốn và chân rốn.
Sát trùng
vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ.
Có thể để hở
rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.
Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ chất gì vấy bẩn lên vùng rốn.
Cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay khi có một trong các dấu hiệu sau:
- Rốn rỉ nước vàng, có mùi hôi hoặc rốn có mủ.
- Chảy máu rốn nhiều, khó cầm máu.
- Da quanh rốn sưng nề, tấy đỏ.
- Rốn có chồi hạt, rỉ nước kéo dài.
- Rốn chậm rụng sau 3 tuần.
Một số quan niệm sai lầm khi chăm sóc rốn cho bé:
– Băng rốn
quá chật, quá kín. Nhiều người thường nghĩ rằng, băng kín rốn giúp bảo vệ rốn
nhưng việc băng rốn quá kín sẽ tạo môi trường tốt cho vi trùng phát triển, làm
rốn bị tấy đỏ, chảy mủ…
– Tự ý bôi
thuốc đỏ, các chất lạ, đắp lá, rắc hạt tiêu v.v.. lên cuống rốn bé với hy vọng
sẽ giữ vệ sinh cho rốn và làm rốn mau lành.
– Tự ý giật
hoặc cắt bỏ cuống rốn của bé khi rốn gần rụng, hay còn dính một phần nhỏ của cuống
rốn.
– Tuyệt đối
không rắc kháng sinh hoặc bất kỳ một chất gì lên rốn khi không có chỉ định bác sĩ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét