Bệnh nhân sau mổ thường có quan điểm sai lầm đó là sợ
vận động mạnh sẽ làm rách vết mổ hay vết mổ khó lành mà từ chối việc vận động
phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế khi thực hiện những vận động nhẹ nhàng phù hợp
có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe, đồng thời tránh được những tai biến
có thể xảy ra sau phẫu thuật.
Để hiểu rõ hơn vì sao phải vận động sau mổ, đặc biệt
bệnh nhân sau mổ 24h đầu. Cần tìm hiểu các vấn đề sau:
1.Tác hại khi lười vận động sau mổ
Trái ngược với những lợi ích to lớn đến từ sự vận động phù hợp là những tác hại không ai ngờ đến của việc ít vận động hoặc thậm chí không vận động sau khi mổ.
Bệnh nhân dễ có nguy cơ bị táo bón, nghẽn tắc phế quản nguyên nhân trực tiếp dẫn đến xẹp một phần phổi, cuối cùng là căn bệnh do vi trùng, ứ huyết ở phổi, viêm phổi (trong trường hợp sau phẫu thuật liên quan đến lồng ngực).
Ngoài ra sau phẫu thuật vùng bụng, chi dưới, vùng chậu; đặc biệt là những người béo phì, bệnh tim, viêm tắc tĩnh mạch rất dễ gặp các tai biến là thuyên tắc phổi và nhồi máu phổi; bệnh nhân phẫu thuật liên quan đến hệ tuần hoàn khi thiếu hụt vận động bạn sẽ có tỷ lệ viêm tắc tĩnh mạch khá cao do máu lưu thông kém, chảy chậm dễ tạo thành máu đông.
Hậu quả nghiêm trọng nhất phải
kể đến nếu thiếu vận động có lẽ phải kể đến phẫu thuật bụng vì nếu thiếu sự vận
động đúng cách sau mổ, nguy cơ người bệnh sẽ bị liệt ruột, dính ruột sẽ rất
cao.
2 . Cách vận động hiệu quả giúp hồi phục người bệnh
sau mổ nhanh
- Bệnh nhân cần tập thở: Sẽ không còn dễ dàng chỉ là
phản xạ tự nhiên của cơ thể nữa việc thở đang trở nên khó khăn hơn với người bệnh
do đó bạn cần tập cho mình một cách thở đúng cách.
- Không nên nhầm lẫn rằng chỉ cần khi thở bị đau là
cách thở sai, vì khi hít thở sâu bạn sẽ cảm thấy cảm giác đau tăng nhanh, khiến
bạn dễ dàng từ bỏ và tự cho rằng không nên. Song hãy cố gắng tập luyện dần dần
từng ngày; hít thở thật sâu vào cả ngực và xuống bụng, giữ hơi rồi tống hết hơi
ra ngoài. Và chỉ cần một chút kiên trì và chịu khó bạn sẽ loại trừ được cảm
giác đau đớn và vết thương lành nhanh hơn.
- Ngoài việc tập thở bệnh nhân cần tập ho, khạc để đẩy
tiết dịch, đàm ở phổi, đường hô hấp ra ngoài.
- Tập các vận động cơ: bệnh nhân sau mổ chưa thể vận
động toàn thân do chưa thể ngồi dậy nhưng có thể luyện tập cử động tay chân, với
các động tác đơn giản như việc nắm chặt hoặc bóp tay, chân để làm cơ căng lên
giúp ấm cơ thể, khiến mạch máu lưu thông tốt hơn.
Thời lượng tập luyện nên tăng dần lên mỗi ngày bắt đầu
theo thứ tự toàn cơ thể như bàn chân/tay đến cẳng tay/chân, di chuyển dần vào
vai, đùi, háng; kế tiếp là nghiêng người sang trái, phải; ngồi dậy và đi lại.
Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị để chắc chắn sự vận động của bạn
là chính xác và hợp lý đặc biệt nếu là bệnh nhân cao tuổi hay sức khỏe không tốt
thì không thể bỏ qua ý kiến này.
Lưu ý với bệnh nhân thực hiện tiểu phẫu hay đại phẫu
ở ổ bụng người bệnh còn cần tập tăng lực cho cơ bụng ngay cả khi vết mổ đã được
cắt chỉ và liền da tốt.
- Vận động tiêu hóa: Khi cuộc phẫu thuật không hề
liên quan đường tiêu hóa thì bệnh nhân không nên quá kiêm ken mà ăn uống sớm dù
có không cảm giác thèm ăn để kích thích tiết dịch vị phục hồi hệ tiêu hóa sau
quá trình phẫu thuật; bệnh nhân có thể ăn các món cháo hoặc súp.
Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe hồi phục tốt nhất và
nhanh nhất thì ngay cả khi đã xuất viện và hồi phục một phần bạn vẫn phải giữ lại
thói quen vận động theo hướng dẫn của bác sĩ. Và không quên quan sát các triệu
chứng của cơ thể để kịp thời xử lý nếu có vấn đề.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét