Thứ Tư, 17 tháng 2, 2021

Cách Trị Táo Bón Cho Trẻ Tại Nhà

 

triệu chứng và cách chữa táo bón cho trẻ

1. Định nghĩa táo bón ở trẻ:

         Là tình trạng phân khô, cứng

        Lổn nhổn hoặc kéo dài thành chùm, nhẹ hơn thì thành dãi nhưng khô, nứt nẻ


mức độ táo bón ở trẻ


           Không dựa vào nhiều ngày không đi ngoài, có bé ngày nào cũng đi nhưng vẫn lổn nhổn thì vẫn là táo bón

2. Hậu quả táo bón ở trẻ:

- Sự khó chịu của bé bị táo bón => lúc nào cũng thấy không thoải mái,

- Cảm thấy no vì trong bụng đầy phân => ăn uống kém đi

 - Có những chất dinh dưỡng được hấp thụ đại tràng của trẻ => không được hấp thụ nữa => còi cọc, suy dinh dưỡng

- Nguy cơ trĩ, nứt hậu môn

- Phân đầu độc đại tràng => nguy cơ Ung Thư

- Bé sợ đi ị, ị són => người khác nói thêm => bé xấu hổ => tình trạng táo bón nặng hơn

- Nặng hơn nếu bé có thêm bệnh kèm: hen, thoát vị bẹn, thoát vị hoành

3. Phân loại táo bón ở trẻ:


cách trị táo bón cho trẻ tại nhà

Có 02 cách

a. Theo “Thực thể” và “cơ năng”

- “Thực thể”: Do tổn thương thực thể của đại tràng hoặc tổn thương thần kinh.

- Ở trẻ em là sau 48 giờ không ị phân su => thường do Thần kinh hay đại tràng

- Trước đây đi bình thường giờ táo bón => đại đa số do “cơ năng” ( chế độ ăn uống, sinh hoạt)

b. Theo “Cấp tính” và “mạn tính”

- Cấp tính: kéo dài dưới 3 tuần => khắc phục dễ => hỗ trợ bé bằng thuốc nhuận tràng, thay đổi chế độ ăn (uống nhiều nước, ăn nhiều rau, massage  bụng,...)

- Mạn tính: kéo dài trên 03 tuần => phức tạp hơn nhiều

4. Điều trị táo bón cho trẻ:


chữa táo bón cho trẻ


- Bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý: có thể phải điều trị lâu dài = tháng => năm mới có kết quả. Thuốc điều trị táo bón cho trẻ không ảnh hưởng tuy nhiên bố mẹ bỏ cuộc và cho thuốc không hiệu quả, phụ thuộc thuốc

- Tháo phân cho bé, có thể phức tạp, Tháo phân với 02 ngày không ị. Trường hợp bé bú mẹ < 06 tháng, nhiều ngày không ị nhưng phân thường thì không cần

     Thuốc nhuận tràng: 

        Dufalac liều 1,5ml/kg. chia 2 lần/ ngày. 01=> 02 ngày phân mềm nhão, duy trì. Nếu phân vẫn cứng => tăng liều nhưng không quá gấp 04 lần. => nên đi Bác sĩ.

        Ngược lại bé bị chảy => giảm liều

        Thuốc chỉ nằm trong ruột, không ngấm vào máu => không lo, có thể duy trì vài tháng

      Tập luyện thói quen đi ị đúng giờ: 

        Sau ăn tối 30 phút. Từ 20g-20g30 ngồi bô 05-10' và tránh mọi nguồn gây nhiễu: tivi, trẻ con hàng xóm,... bố mẹ nên đi ra ngoài hoặc ngồi với bé nhưng không nói chuyện => gây xao nhãn (dù bé có ị hay không hay trong ngày đó ị rồi)

        Nhận ra dấu hiệu bé muốn ị: tự nhiên đần mặt ra, hai tay giữ mông, chạy loạn hoặc nói “muốn đi ị”

        Nhận ra dấu hiệu bé nín ị: bắt chéo chân, gồng người lên

        Nếu bé ị bậy => người lớn không được la mắng

Xem thêm:

- Giãn Ruột Sinh Lý Ở Trẻ Sơ Sinh (Nhấn vô dòng gạch chân)

- Cấy Que Tránh Thai Ở Quy Nhơn (Nhấn vô dòng gạch chân)

        Chế độ ăn:

+ Lượng sữa tươi hoặc sữa công thức bé > 02 tuổi không quá 200ml, nhiều sữa có thể táo bón.

+ Trái cây: xoài, đu đủ, chuối,... và rau.

+ Nước:

  • Trẻ nhỏ dưới 06 tháng: 100 x cân nặng bé.
  • Trên 01 tuổi hoặc trên 10 kg: 1000ml + 50 x số ký trên 10 kg
  • Trên 10 tuổi uống như người lớn: 40ml x Kg

+ Cung cấp vi sinh vật và chất xơ hòa tan: probiotic => đường tiêu hóa ổn định, hấp thu dưỡng chất.

+ Vi chất bổ sung: sắt ,canxi => nếu bị táo bón. => giản ra hay đổi loại.

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Theo dõi bài đăng của Bs Tân

Liên Hệ Hỗ Trợ

Email: bacsitan.n01@gmail.com

Đội Ngũ Phòng Khám