Thứ Hai, 15 tháng 2, 2021

Cách Vỗ Rung Long Đờm Cho Trẻ.

 

        Có rất nhiều mẹ đặt câu hỏi trong nhóm , hoặc inbox cho Bs Tân: " Bác ơi! con em hay bị vướng đờm ở cổ, lúc nào cũng khò khè.". "Hướng dẫn lấy đờm cho bé".

       Tình trạng đó có thể diễn ra khi bé đang bị đau, thậm chí khi bé hoàn toàn bình thường vẫn có thể bị, đờm ở cổ khiến bé khó bú còn mẹ thì rất khó chịu khi nghe tiếng đó.

=> vậy "làm thế nào loại trừ đờm đó?", vì không thể lúc nào bé cũng có thể dùng thuốc được:

+ Bé đang rất nhỏ như bé sơ sinh

+ Bé đã dùng thuốc nhiều rồi mà không giải quyết được.

+ Mẹ không thích dùng thuốc trong trường hợp này.

Thì Bs Tân sẽ chia sẻ cho mẹ trong bài viết này.

Chúng ta cùng tìm hiểu phương pháp "Vỗ rung long đờm cho trẻ"

hướng dẫn lấy đờm cho bé

        Đây là thủ thuật thường được dùng thường xuyên trong các Bệnh Viện cũng như nhiều mẹ đã được tiếp cận thông qua các video cũng như các hướng dẫn khác nhau trên mạng. Tuy nhiên các hướng dẫn thường thì nó không đồng nhất, thì Bs Tân sẽ đưa ra một hướng dẫn có thể tương đối dễ dàng thực hiện tại nhà, an toàn và thuận tiện.

        Trong trường hợp các mẹ đã áp dụng cách "vỗ rung long đờm cho trẻ" này mà không cải thiện tình hình cho bé thì có thể tìm đến sự hỗ trợ của Bác sĩ hút đờm cho bé hay chuyên gia y tế để giúp bé giải phóng khỏi đờm. 

Các bước tiến hành:

Vỗ long đờm cho trẻ

vỗ rung long đờm cho trẻ bs Tân

- Chúng ta đặt bé nằm nghiêng trên giường hay một mặt phẳng, kê cao mông bé lên, chiều cao thấp thôi => góc 15 độ là được

- Sau đó chúng ta xác định phần phía sau gáy bé là "đỉnh phổi", dưới 2 bả vai là "rốn phổi", ở phía 2 mạn sườn (ta sờ tay thấy được) là "đáy phổi".

=> với tư thế này khi ta vỗ thì dịch đờm sẽ chảy về phía "rốn phổi" và chúng ta có thể giúp bé tống chúng ra ngoài(cách lấy đờm cho trẻ sơ sinh)

- Làm như thế nào với bé "sơ sinh"? : động tác rất nhẹ nhàng, chúng ta chụm mấy đầu ngón tay, dùng lực cổ tay vỗ nhè nhẹ từ "đáy phổi" => "rốn phổi" giống như "con gà nó mổ", vỗ từng bên, sau đó lật bé qua và vỗ bên đối diện

lập lại từ 3 - 5 phút ( nghĩa là mỗi bên phổi từ 1 - 2 phút)

- Với bé lớn hơn: lưng bé rộng hơn rồi, chúng ta “khum tay” tạo khoảng trống trong lòng bàn tay vỗ vào bé nghe tiếng “bộp bộp” và bé sẽ không đau kèm ta giữ vai bé để không mạnh quá, vẫn hướng từ “đáy phổi” => “rốn phổi”.

Giúp bé tống đờm (ép đờm cho trẻ):

ép đờm cho trẻ


Sau khi vỗ 03 – 05 phút thì có 03 cách giúp cho bé tống hết đờm đang đọng ở vùng phế quản ở “rốn phổi”:

- kích thích ho: bế bé nghiên trên tay, sau đó tìm điểm gây ho ở cổ bé, mẹ cứ tìm trên cổ của mình, sờ điểm gần hõm phía dưới cổ và tự ấn vào mà gây ho cho mình => sau đó ấm cho bé, có thể ấn một lần chưa đúng thì ấn vài lần, lưu ý không chọc thẳng mà dùng phần thịt ngón tay ấn vào cổ bé => “kích thích ho” => dịch sẽ được đưa lên vùng “hầu họng” => nhiều bé không nôn được mà nuốt vào, đờm đó qua đường tiêu hóa sẽ theo phân ra ngoài.

- Dùng gạc rơ lưỡi: kích thích ở phía gốc lưỡi của bé, nó giống kiểu người lớn “móc họng”. kích thích gốc lưỡi nhẹ nhàng => phản xạ nôn của bé => nhanh chóng lật nghiên, hơi úp và thấp đầu một chút, mẹ có thể hỗ trợ thêm cho bé bằng cách “vỗ lưng” => bé sẽ nôn ra đờm, có thể kèm thêm ít sữa hay thức ăn cũng không sao cả.

- Hút mũi: mẹ sẽ nhỏ 04-05 giọt hay xịt vài phát “nước muối sinh lý”, sau đó thì hút cho bé, đờm sẽ theo nước muối sinh lý ra ngoài, đây là cách dễ dàng, dễ chịu nhất cả mẹ và bé tuy nhiên hiệu quả thì nó cũng vừa phải.

Xem thêm:


- Cấy que tránh thai ở Quy Nhơn (nhấn vô dòng gạch chân)


- Cách khắc phục bé ngậm thức ăn khi ăn dặm (nhấn vô dòng gạch chân)


Các phương pháp hỗ trợ khác:

cách lấy đờm cho trẻ sơ sinh

          Thêm một số phương pháp để hỗ trợ giảm tiết đờm ở bé kèm với vỗ rung long đờm cho trẻ, bé có thể tự khỏi nếu hiện tượng tiết đờm giảm đi, hoặc chúng ta vỗ rung nhưng không triệt tiêu hiện tượng sinh đờm thì đời vẫn tiếp tục sinh ra khiến bé khó chịu.

- Mẹ tắm cho bé với “nước gừng”

- Dùng kết hợp “dầu tràm” hoặc dầu bôi “ấm ngực” loại phù hợp với tuổi của bé.

       Ta xoa dầu lên tay mình chà xát cho nóng bàn tay sau đó massage lòng bàn chân, lòng bàn tay, ngực, lưng, phía sau tai của bé ( nếu bé nào có thói quen mút tay hay dụi mắt) thì chúng ta tránh massage bàn tay vì có thể có một ít dầu sẽ làm bé bị cay mắt hay bé mút sẽ bị cay miệng.

 => giúp bé ấm và tránh hiện tượng sinh đờm

- Một số loại siro tự chế:

          Như quất, húng chanh, đường phèn,… với mẹo:" cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi". Đôi khi nó có tác dụng tuy nhiên là chưa có công trình nghiên cứu nào nói về mức độ an toàn, liều lượng hay lứa tuổi sử dụng nên Bs Tân sẽ không khuyên các mẹ sử dụng phương pháp này, đặt biệt cho những bé dưới 06 tháng tuổi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Theo dõi bài đăng của Bs Tân

Liên Hệ Hỗ Trợ

Email: bacsitan.n01@gmail.com

Đội Ngũ Phòng Khám