Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Bé Ngậm Thức Ăn Khi Ăn Dặm

 

      Bước vào giai đoạn ăn dặm và ăn thức ăn hầu hết các trẻ đêu có hiện tượng ngậm hoặc phun thức ăn. Theo bác sĩ CK II Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2 thì đây là thói quen không tốt, nếu kéo dài sẽ gây ra hiện tượng trẻ biếng ăn, dẫn đến bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu dễ bị bệnh, gây hư hại men răng. Vì vậy, cách cho bé ăn dặm hiệu quả để bé không ngậm thức ăn dưới đây sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức trong việc nuôi dạy trẻ khỏe mạnh

 

trẻ ngậm thức ăn khi ăn dặm

Nguyên nhân tại sao trẻ lại ngậm thức ăn

     Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, tùy từng độ tuổi, giai đoạn khác nhau mẹ có thể biết được con mình đang ở nguyên nhân nào. Một vài nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng ngậm thức ăn khi ăn dặm ở trẻ như

 

1. Thức ăn không hợp với trẻ

       Điều này có nghĩa là trẻ không thể thích nghi với thức ăn mẹ nấu, đừng vội đổ tại bé lười ăn mà hãy xem lại thức ăn của mình đã hợp với con chưa. 

       Hàm của bé chưa phát triển mạnh nhưng mẹ lại chế biến thức ăn ở dạng thô, cứng thì bé không thể nhai được mà sẽ phải ngậm, lâu ngày sẽ thành thói quen.

      Hoặc khi còn nhỏ, mẹ chế biến thức ăn xay nhuyễn nhiều khiến bé không có phản ứng nhai mà nuốt luôn, nên khi lớn hơn mẹ đút cháo hoặc cơm bé sẽ ngậm và ăn rất lâu, về lâu dài cũng trở thành thói quen ăn uống của bé.

 

2. Trẻ mất tập trung khi ăn

       Đây là cách làm tương đối phổ biến của thành viên trong gia đình, khi có dấu hiệu trẻ chán ăn hoặc ăn lâu, ngậm cơm, thay vì thúc giục bố mẹ thường có biện pháp đánh trống thổi kèn, làm các trò để bé ăn cơm. 

        Nhưng thay vì bé ăn nhanh hơn, bé sẽ mất tập trung khi ăn, mà sẽ ngậm thức ăn lâu hơn. Thậm chí, một số trẻ chống đối sẽ phun thức ăn ra ngoài và khóc.

 

bé ngậm thức ăn

3. Trẻ bị ép ăn

      Khi thấy con ăn ít, ăn chậm nhiều bà mẹ thúc ép con một cách quyết liệt và căng thẳng, dẫn đến tam lý sợ sệt, chán ăn, bé sẽ có hiện tượng chống đối là ngậm thức ăn.

 

4. Thức ăn không đa dạng

       Nếu ngày nào bé cũng phải ăn các món ăn giống nhau, không có sự thay đổi mùi vị chắc chắn bé sẽ không hứng thú khi ăn, bé sẽ ngậm thức ăn để chống đối.

 

5. Một vài nguyên nhân khác

– Bé bị đau, ốm, mệt mỏi, nuốt đau….Bé bị các bệnh về đường tiêu hóa dẫn đến việc hấp thu dinh dưỡng kém, bé sẽ chán ăn, không muốn ăn

– Trẻ không thích ăn một số thức ăn nhưng bố mẹ không biết, vẫn thường xuyên cho bé ăn nên bé sẽ ngậm, không muốn nuốt.

 

bé không thích ăn dặm

Cách cho bé ăn dặm để bé không ngậm thức ăn

Từ những nguyên nhân trên, mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây


 1. Cho con ăn dặm theo đúng độ tuổi

        Việc cho con ăn dặm sớm quá hoặc muộn quá sẽ phần nào ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của con sau này. 

        Nếu muốn con ăn uống một cách bình thường mẹ nên cho bé ăn dặm vào tháng thứ 5 hoặc 6 để bé có thể tiếp nhận một cách tốt nhất. Nếu cho trẻ ăn sớm quá, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ không thể làm quen được, dẫn đến hiện tượng trẻ biếng ăn.

       Từ tháng thứ 5-7 mẹ nên cho bé ăn bột, có thể là các bột ăn dặm có sẵn hoặc nghiền gạo thành bột, các thức ăn chế biến ở giai đoạn này đều phải xay nhuyễn để bé có thể tiêu hóa dễ dàng nhất.

       Từ tháng thứ 7-10 mẹ có thể tập cho con ăn cháo, ban đầu nên để bé tập làm quen thì mẹ chỉ cần đút 1-2 thìa mỗi bữa xen kẽ bột, sau đó tăng dần lượng cháo lên. 

        Tuyệt đối không chuyển đột ngột từ bột sang cháo vì bé sẽ không kịp thích nghi dẫn đến kém ăn. Ngoài ra, mẹ cũng nên tập cho bé làm quen với những đồ ăn mới, thực phẩm khác nhau.

 

bé ăn dặm

2. Chia nhỏ bữa ăn

       Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để dạ dày bé không bị đầy, thay vì 4 tiếng cho bé ăn 1 lần, mỗi lần 1 hoặc 2 bát cơm thì mẹ có thể chia nhỏ 2 tiếng hoặc 1 tiếng 1 lần, mỗi lần 1 bát cháo nhỏ hoặc 1/2 bát cơm. 

       Như vậy bé sẽ không bị ngán, hệ tiêu hóa cũng được phát triển tốt hơn và dẫn đến bé sẽ không ngậm cơm khi ăn.

 

3. Không thúc ép con khi ăn

       Đây là điều tối kỵ trong việc nuôi dạy trẻ, bé sẽ dẫn tới tình trạng sợ ăn, ăn sẽ ngậm. 

       Mẹ nên tạo cho bé một không gian thoải mái, động viên và kích thích bé ăn bằng những phần thưởng nếu như bé ăn hết phần ăn của mình. 

       Ngoài ra, mẹ cũng đừng lấy số lượng ra để ép con, hãy cho con ăn ít nhưng giá trị dinh dưỡng nhiều còn hơn cho con ăn nhiều nhưng giá trị dinh dưỡng ít. 

      Như vậy bé sẽ không bị khó chịu, đầy bụng và cảm giác quá no dẫn đến dễ bị trớ.

 

4. Không kéo dài bữa ăn

       Bé ăn ngậm thường kéo dài bữa ăn từ 1-2 tiếng điều này rất không tốt cho mẹ và bé, vì kéo dài thời gian, thức ăn nguội mất cảm giác ngon, bé ăn lâu sẽ nhanh no hơn và cảm thấy chán ghét khi 1-2 tiếng phải ăn. 

       Mẹ chỉ nên cho bé ăn trong vòng 30 phút, đây là khoảng thời gian vừa đủ cho bé ăn no. Sau 30 phút mẹ nên dừng việc cho con ăn dù thức ăn còn ít hay nhiều. 

       Lâu dần, bé sẽ phải ăn nhiều lên vì ăn ít sẽ nhanh đói, và cách này cũng sẽ hiệu quả nếu mẹ áp dụng chế độ 2 tiếng cho ăn 1 lần, như vậy bé sẽ ăn được nhiều hơn, tránh việc ngậm thức ăn.

 

5. Đa dạng thực đơn cho bé

        Ngoài việc áp dụng các phương pháp ở trên, mẹ cần đa dạng bữa ăn cho trẻ, không nên để trẻ ăn 1 món quá lâu, như vậy bé sẽ chán ăn. Trẻ em luôn thích những thứ mới và rất nhanh chán. 

        Vì vậy mẹ nên có 1 thực đơn cho bé thật sự đa dạng, thay đổi khẩu vị cho bé hàng ngày, điều này sẽ giúp bé luôn bị kích thích với thứ mới đồng thời tạo mẹ cũng tập dần cho bé một thói quen ăn được mọi thứ.

 Xem thêm: 


- Cấy que tránh thai uy tín ở Quy Nhơn ( Nhấn vô dòng gạch chân)

               

- Biện pháp tránh thai nào tốt nhất cho bạn ( Nhấn vô dòng gạch chân)


6. Tắt TV, điện thoại, đồ chơi khi cho bé ăn

         Như trên có nói tới 1 nguyên nhân dẫn đến bé ngậm ăn đó là không tập trung khi ăn, vì vậy mẹ chỉ nên trò chuyện với bé, cho bé ngồi ngay ngắn trên ghế ăn, không nên cho bé xem ti vi, điện thoại hoặc chơi đồ chơi để bé có thể tập trung khi ăn, tránh kéo dài bữa ăn. 

        Mẹ nên động viên hoặc kể một câu chuyện trong khi cho bé ăn như vậy bé sẽ hứng thú hơn, trong quá trình đó mẹ có thể đặt câu hỏi cho bé trả lời.

 

trẻ ăn dặm


Lời khuyên cho các bà mẹ muốn thay đổi thói quen ăn ngậm của con

         Để thay đổi được thói quen ăn ngậm của con, các mẹ phải chuẩn bị nhiều nhất đó là tinh thần và thời gian. Bé quen ngậm cơm, biếng ăn không phải một sớm một chiều có thể thay đổi được. Theo đó mẹ nên:

 

trẻ ăn dặm đa dạng

         Tinh thần: Mẹ phải đối mặt với việc con có thể ăn ít hơn so với ngày thường nếu áp dụng phương pháp trên. Đồng thời, cân nặng của bé thời gian này sẽ không tăng nhiều và có thể bị dậm chân tại chỗ. Ngoài ra, mẹ sẽ phải đối mặt với sự phản đối của người thân như bố mẹ chồng nếu sống cùng nhà.

          Thời gian: Nếu trẻ đã ngậm cơm quá lâu thì mẹ cần rất nhiều thời gian để thay đổi, mẹ cần áp dụng phương pháp chia nhỏ bữa ăn, mất nhiều thời gian của mẹ. Vì vậy, nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu ngậm cơm mẹ cần có các biện pháp khắc phục luôn để nhanh chóng thay đổi thói quen này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Theo dõi bài đăng của Bs Tân

Liên Hệ Hỗ Trợ

Email: bacsitan.n01@gmail.com

Đội Ngũ Phòng Khám