Theo
thống kê, cứ khoảng 10 trẻ chào đời thì có 2 bé bị chàm sữa. Nếu bố mẹ không áp
dụng cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh hoặc điều trị không đúng, bệnh có thể
chuyển sang mạn tính, theo trẻ cho đến tuổi trưởng thành.
Rất
nhiều trẻ sơ sinh là nạn nhân của bệnh chàm sữa
Hiện
tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh – 20% trẻ mắc phải, bố mẹ không nên bỏ qua
Chàm sữa là một dạng viêm da lành tính ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Khi mắc bệnh, da trẻ xuất hiện hồng ban, mụn nước, vảy tiết, sừng hóa tại hai bên má, da đầu, sau đó lan đến cánh tay, lòng bàn bàn chân, bàn tay và những bộ phận khác.
Chàm sữa thường bắt gặp ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi. Theo thống kê của Tổ chức Eczema (National Eczema Association, Mỹ), có hơn 20% trẻ bị chàm sữa trong những năm tháng đầu đời.
Bác
sĩ Huỳnh Văn Quang (Khoa Da liễu Bệnh viện Quân y 175, TPHCM) cho biết: “Biểu
hiện của bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh sẽ giảm dần khi trẻ bước sang độ tuổi 3 – 5, tuy nhiên cũng có trẻ 5 – 7 tuổi
mới hết chàm”.
Dấu
hiệu nhận biết bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị bệnh chàm sữa sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:
+
Da nổi hồng ban: Các vết hồng ban thường xuất hiện hai bên má, trán, cổ, thái
dương kèm theo ngứa ngáy, khiến cho trẻ thường xuyên đưa tay lên gãi. Biểu hiện
trên khá giống với rôm xảy nên dễ gây nhầm lẫn.
+ Da khô: Da của trẻ không còn mịn màng mà bắt đầu trở nên sần sùi và khô đi.
+ Nổi
mụn nước: Trên khu vực da khô ráp sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti.
+ Rỉ
dịch: Những mụn nước khi lớn đến một mức độ nhất định sẽ vỡ tự nhiên hay vỡ do
trẻ gãi. Dịch chảy ra được gọi là dịch tiết, có màu trắng. Nếu không chăm sóc tốt
sẽ tăng nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng.
+
Đóng mài: Sau một thời gian mụn nước vỡ, chất dịch sẽ khô dần, tạo thành một lớp
vảy, khiến cho lớp da dày lên, gồ ghề, sẩm màu theo thời gian.
Chàm
ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện rồi biến mất sau một vài ngày. Mặc dù không truyền
nhiễm nhưng hiện tượng trên làm cho trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không sớm điều
trị, những vết chàm có thể để lại sẹo, theo trẻ cho đến khi trưởng thành.
Nguyên
nhân vì sao trẻ sơ sinh bị chàm sữa
Hiện
nay, giới nghiên cứu vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ
sơ sinh, chỉ biết được là hiện tượng trên có liên quan mật thiết đến cơ địa và
yếu tố môi trường.
+ Yếu
tố nội sinh: Cơ địa dị ứng, yếu tố di truyền (bố mẹ mắc bệnh mề đay, dị ứng,
hen suyễn…) được cho là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị chàm sữa.
+ Yếu
tố ngoại sinh: Chàm không phải là do dị ứng với một chất nào đó bên ngoài môi
trường. Tuy nhiên, phấn hoa, khói thuốc lá, dị ứng với thức ăn, sữa mẹ, xà bông
tắm, kem dưỡng da… được xác định là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị chàm ở trẻ.
Cách
chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh tự nhiên và an toàn
Chàm
sữa thường khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi, nếu không sớm điều trị sẽ ảnh hưởng đến
sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Tuy vậy, da của trẻ sơ sinh rất mỏng
manh nên việc điều trị bằng thuốc tây không phải là lựa chọn tối ưu. Thay vào
đó, các chuyên gia sẽ hướng bố mẹ đến những biện pháp điều trị tự nhiên để đảm
bảo an toàn.
Tắm
cho trẻ bị chàm
+ Tắm
với nước ấm, sử dụng xà phòng dịu nhẹ
Hầu
hết chuyên gia khoa Nhi đều khuyến nghị không nên cho trẻ tắm quá 3 lần một tuần,
thời gian tắm không được quá 10 phút, không tắm nước nóng. Bố mẹ nên dùng xà
phòng không hương hoặc hương tự nhiên dịu nhẹ như Oil of Olay, Dove, Caress,
Camay, Aveeno và Purpose hoặc cho trẻ tắm với bột yến mạch. Tránh sử dụng muối
Epsom khi tắm để tránh da bé bị mất nước.
+
Thêm cam thảo, cà ri hoặc hoa cúc trong nước tắm
Ba
nguyên liệu trên có tác dụng kháng viêm, cải thiện tình trạng nổi ban đỏ. Tuy
nhiên, bố mẹ chỉ cho 4 – 5 giọt tinh dầu hoa cúc, cam thảo vào nước tắm hoặc
pha 1 thìa cà phê bột cà ri.
+
Nước tắm pha một ít thuốc tẩy
Đối
với những trẻ bị chàm nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định bố mẹ pha một ít thuốc tẩy
trong nước tắm. Cách này có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn Staphylococcus Aureus
khu trú trên da chàm, chỉ chờ điều kiện thích hợp bùng phát bệnh.
Cho
¼ cốc thuốc tẩy vào nửa bồn tắm (tỉ lệ này tương đương với 1 – 2 thìa cà phê
cho 3 lít nước). Tỉ lệ này giúp xoa dịu
làn da của trẻ mà không hại đến da. Không để nước tắm dây vào mắt trẻ.
+
Lau khô da nhẹ nhàng
Bố
mẹ dùng khăn mềm để lau khô da cho bé, lau nhẹ nhàng để tránh làm da bị xây
xát.
Sử
dụng chất làm mềm da, xoa dịu bệnh chàm
Vùng
da bị chàm sữa của trẻ sẽ bị khô đi nhanh chóng nếu như không có biện pháp tác
động. Kem dưỡng ẩm, các sản phẩm làm mềm da có tác dụng ngăn ngừa tình trạng
khô da, giảm ngứa, bảo vệ da khỏi thương tổn.
+ Sử
dụng chất làm mềm da
Để
giúp da của bé đủ ẩm và mềm mại, bố mẹ cần thoa sữa dưỡng ẩm cho trẻ hai lần mỗi
ngày, thoa sau khi tắm vì lúc này lỗ chân lỗng vẫn còn nở to, tinh chất sẽ thấm
đều hơn.
Một
số sản phẩm được các chuyên gia đánh giá tốt cho làn da khô, giảm ngứa mãn tính
do bệnh chàm gây ởAquaphor, Moisturel, Purpose,
Aveeno, Curel, Eucerin, Cetaphil, Dermasil, Neutrogena và CeraVe. Nên chọn
mua sản phẩm làm mềm da dạng thuốc mỡ và kem thay vì sử dụng dạng dầu.
+
Pha dung dịch dưỡng ẩm cho trẻ từ hoa oải hương và dầu dừa
Bố
mẹ pha nửa cốc dầu dừa với 2 – 3 giọt tinh dầu oải hương thoa lên vùng da bị
chàm, bị kích ứng.
Dầu
dừa là nguyên liệu tự nhiên có tính kháng khuẩn mạnh và dưỡng ẩm cao. Các nhà
nghiên cứu cho biết, trong thành phần dầu dừa còn chứa hàm lượng lớn Omega-3
giúp cho da trẻ khỏe mạnh. Trong khi đó, tinh dầu oải hương được biết đến bởi
khả năng làm dịu da và kháng khuẩn.
+ Sử
dụng lô hội
Lô
hội có tính mát, thường được dùng để trị bỏng, xoa dị vết thương ngoài da. Bố mẹ
có thể tìm mua gel lô hội có bán tại nhà thuốc, siêu thị để dưỡng ẩm, cải thiện
tình trạng chàm ở bé.
+
Dùng bơ ca cao
Với
hàm lượng vitamin E dồi dào, bôi một ít bơ ca cao lên da trẻ sơ sinh sẽ giúp
tăng cường độ đàn hồi và độ ẩm.
+
Thoa dầu nền từ hạnh nhân
Hạnh
nhân có mùi thơm nồng tự nhiên, trong thành phần có chứa nhiều axit ursolic,
axit oleic và vitamin. Đây đều là những tinh chất có đặc tính kháng viêm, xoa dịu
vùng da bị thương tổn vô cùng hiệu quả. Bố mẹ có thể dùng dầu hạnh nhân bôi lên
da trẻ trước hoặc sau khi tắm để cải thiện tình trạng khô da cho trẻ.
Điều
chỉnh chế độ ăn uống của trẻ
+ Cẩn
thận với thực phẩm dị ứng
Chề
độ ăn uống của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa. Với những trẻ còn đang
bú, mẹ cần đặc biệt cẩn trọng với thực phẩm mình ăn phải để tránh làm bùng phát
chàm sữa ở trẻ.
Nếu
trẻ đang uống sữa công thức, bạn nên chọn những loại sữa ít thành phần gây dị ứng
như Similac Alimentum, Enfamil Nutramigen, và Hipp Organic 1 nếu trẻ dị ứng với
đậu nành.
+
Cho trẻ ăn thực phẩm giàu vitamin D
Sự
thiếu hụt vitamin D có liên quan mật thiết đến bệnh chàm. Vì thế, trong khẩu phần
ăn hằng ngày, bố mẹ nên bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm giàu vitamin D như đậu
phụ, bơ sữa lên men, thịt lợn, trứng…
+
Cân nhắc bổ sung một số loại hạt trong chế độ dinh dưỡng của trẻ hơn sáu tháng
tuổi
Hạt
chứa nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Một số loại hạt có tính kháng
viêm như hạnh nhân có tác dụng chống viêm nhiễm tự nhiên rất tốt ở những trẻ bị
chàm. Các loại hạt nên chế biến dạng mềm hoặc xay nhuyễn để tránh trẻ bị nghẹn.
Tuy
nhiên, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ cũng cảnh biết, bố mẹ đặc biệt cẩn trọng khi chọn
hạt cho con ăn vì có nhiều trẻ bị dị ứng với hạt, nhất là lạc.
Làm
gì khi bệnh chàm của trẻ không có biểu hiện thuyên giảm?
Khi
áp dụng chăm sóc sức khỏe khoa học nhưng bệnh không được cải thiện, chàm sữa xuất
hiện và lây lan nhiều hơn, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện Nhi để thăm khám. Tại
đây, bác sĩ sẽ tư vấn bạn cách chọn thuốc bôi, kem dưỡng da phù hợp.
Tránh
tự ý mua thuốc bôi cho trẻ, đặc biệt là những loại thuốc mỡ chứa Corticoid hay
đắp lá thuốc theo mẹo dân gian vì da trẻ rất mỏng, nhạy cảm, dễ bị kích ứng, bệnh
càng nghiêm trọng hơn.
Làm
thế nào để tránh bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh tái phát?
Để
ngăn chàm sữa tái phát, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau:
+
Cho trẻ mặc quần áo được làm từ vải bông, vải có chất liệu mịn, tránh những loại
vải xù xì, dễ gây ngứa.
+
Thường xuyên thay tả lót, nhất là sau khi bé đi vệ sinh để tránh các yếu tố gây
kích ứng da từ nước tiểu hay phân.
+
Cho trẻ tắm với nước ấm, không tắm quá 10 phút, không dùng những loại xà phòng
có tính chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh.
+
Thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ mỗi ngày. Các loại kem được chọn cần có nguồn gốc tự
nhiên, độ kích ứng thấp. Đặc biệt, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khoa
Nhi để chọn sản phẩm phù hợp cho con mình.
+
Loại bỏ những tác nhân tăng nguy cơ gây dị ứng, chàm ở trẻ như: lông động vật,
thú bông, thảm trải sàn, bụi bẩn, nấm mốc trong không khí…
+
Giảm căng thẳng cho trẻ.
+ Trong khẩu phần ăn của mẹ cần hạn chế những thực phẩm có tính dị ứng vì chúng có thể tích tụ và thải qua đường sữa, tăng nguy cơ bùng phát bệnh chàm ở trẻ.
Mặc
dù chàm sữa có thể tự biến mất khi trẻ lớn lên, tuy nhiên nếu biết cách chăm
sóc và điều trị chàm sữa ở trẻ em đúng cách, trẻ sẽ nhanh chóng thoát khỏi cảm
giác ngứa ngáy, khó chịu, hình thành sẹo sau này. Trong trường hợp chàm nặng, bố
mẹ nên đưa trẻ thăm khám tại bác sĩ chuyên khoa để tìm hướng giải quyết phù hợp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét