Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

Bị bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

      Bệnh trĩ là căn bệnh rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay, không riêng gì trẻ em hay người lớn, phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh em bé cũng là đối tượng rất dễ mắc phải căn bệnh này.

     Bệnh trĩ là loại bệnh xuất hiện khi có các dấu hiệu như tĩnh mạch bị sưng ở phần thấp nhất của trực tràng và hậu môn gây ra xuất huyết, ngứa và đau rát, nếu tình trạng bệnh nặng có thể gây ra đau đớn ở trực tràng.

     Đây là loại bệnh tuy không nghiêm trọng, nếu được phát hiện sớm vẫn có thể điều trị một cách triệt để. Nhưng ngược lại nó có thể là nguyên nhân khiến những chị em trong quá trình mang thai gặp phải rất nhiều khó chịu và bất lợi khi không được chữa trị kịp thời. Tốt nhất bạn nên tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất để tránh ảnh hưởng tới cả mẹ và bé sau này.



Phân biệt các loại trĩ:

    Trĩ thông thường được chia ra làm hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại, tuy nhiên còn một loại trĩ nữa được gọi là bệnh trĩ tổng hợp do sự kết hợp của cả hai loại trĩ kể trên.

     Trĩ nội là bệnh khi bên trong hâu môn của bệnh nhân có cảm giác đau rát, thường hay chảy máu khi đi đại tiện. Khi thì búi trĩ trồi ra ngoài, khi lại co vô trong thất thường, một số trường hợp có thể xảy ra hiện tượng các búi trĩ sẽ không thể thụt vô trong, gây ra lo ngại rất lớn cho những ai mắc phải.

     Trĩ ngoại thì biểu hiện được chỉ ra rõ ràng hơn, căn bệnh này thường thấy khi nó xuất hiện bên dưới da và xung quanh vùng hậu môn, nơi có rất nhiều nhiều dây thần kinh đau cảm ứng, vì vậy mắc phải trĩ ngoại cũng có thể dẫn tới xu hướng bị tổn thương và chảy máu khi đi đại tiện giống như trĩ nội.

      Trĩ tổng hợp là sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại, nếu bệnh nhân bị cả hai căn bệnh này cùng một lúc, nó sẽ tạo thành 1 khối trĩ lớn dài suốt từ trong ra ngoài hậu môn rất phiền toái.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ:


– Yếu tố di truyền: trong gia đình có người từng mắc bệnh trĩ thì bạn cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này rất cao.

– Thường xuyên làm các việc nặng nhọc khiến trực tràng phải chịu một áp lực lớn dẫn tới sự tích tụ và lượng máu không được lưu thông, một số tĩnh mạch có hiện tượng xưng lên. Nhất là đối với phụ nữ mang thai hoặc người béo phì phải chịu trọng lượng vượt xa với cơ thể có thể chịu đựng được.

– Nhân viên văn phòng, những người đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu cũng có thể có nguy cơ bị rất lớn.

– Sự viêm sưng vùng da tại nếp gấp quanh hậu môn

– Bị táo bón lâu năm

– Do sự chủ quan của bệnh nhân khi bị trĩ nội, trĩ ngoại mà không phát hiện hoặc không đi khám chữa kịp thời để hai loại trĩ này liên kết với nhau tạo nên trĩ tổng hợp.

– Mệt mỏi, căng thẳng, chế độ ăn uống và sinh hoạt không đều đặn cũng là nguyên nhân khiến những chị em phụ nữ đang trong quá trình mang thai hoặc sau sinh gặp phải khá nhiều.

     Ngoài lí do trên còn có thể do phụ nữ trong khi mang thai ít vận động gây nên tình trạng máu lưu thông kém. Hơn nữa, giai đoạn này, quá trình chuyển hóa năng lượng ở người mang thai diễn ra nhanh hơn nên thường sinh nhiệt, gây táo bón, khiến trĩ càng có cơ hội tái phát.

Biểu hiện và triệu trứng của bệnh ở phụ nữ mang thai:

– Chảy máu vùng hậu môn, đây là biểu hiện thường thấy ở các chị em phụ nữ khi mang thai khi mắc phải căn bệnh này. Nhưng giai đoạn này biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng, đôi khi chỉ thấy máu xuất hiện ít một dính vào giấy vệ sinh hoặc khi đi đại tiên.

– Ngoài hiện tượng chảy máu ta còn có thể thấy hiện tượng ửng đỏ quanh vùng hậu môn. Người mắc phải thường là những người mắc phải bệnh trĩ ngoại.

– Vùng niêm mạc xung quanh hậu môn bị sưng phồng và nổi lên y như các bọng máu, rất dễ dẫn tới hiện tượng nấm ngứa. Trĩ càng phát triển thì vùng da bị viêm nhiễm ngày càng rộng.

– Đau rát mỗi khi đi đại tiện.

– Vướng víu hậu môn, cảm giác khó chịu.

– Các búi trĩ xuất hiện.


Cách phòng tránh và điều trị hiệu quả:


– Bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ vào bữa ăn hàng ngày nhất là các loại thực phẩm như bông cải xanh, trái cây, rau củ quả hoặc các loại hạt ngũ cốc. Đặc biệt nên uống nhiều nước và tập các bài thể dục nhẹ nhàng.

– Tập các bài tập yoga nhẹ nhàng giúp cơ thể thư giãn và thoải mái. Không nên suy nghĩ quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Các động tác yoga có tác dụng giúp bạn thu hẹp vùng cơ quanh âm đạo, niệu đạo, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau sinh.

Tránh ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài.

Nên nằm nghiêng qua trái để giảm ứ máu tại vùng chậu và hậu môn.

Vệ sinh nhẹ nhàng vùng hậu môn sau khi đi vệ sinh. Tránh sử dụng các loại giấy vệ sinh có màu hay có quá nhiều mùi thơm.

– Chườm bằng túi lạnh: Để giảm đau, bà bầu có thể dùng đá lạnh hoặc túi nước lạnh chườm lên vùng hậu môn hàng ngày để giảm cảm giác đau đớn và các cơn đau rát mang lại.

Tắm bằng nước ấm sẽ giúp máu dễ dàng lưu thông nhất là quá trình mang thai.

– Nên đi khám phụ khoa ít nhất 6 tháng/lần để đạt biết được tình trạng bệnh và điều trị một cách kịp thời nhất.


     Bình thường khi phụ nữ mang thai phải chịu rất nhiều tác động không chỉ là do thai nhi lớn lên từng ngày và còn rất nhiều vấn đề liên quan khác. Bạn nên trang bị cho mình những kiến thức tốt nhất để đảm bảo có một sức khỏe thật tốt và an toàn. Nếu gặp phải bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ ngay với phòng khám Sản Phụ Khoa Bs Tân của chúng tôi, các chuyên gia sẽ nhiệt tình tư vấn hoàn toàn miễn phí cho bạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Theo dõi bài đăng của Bs Tân

Liên Hệ Hỗ Trợ

Email: bacsitan.n01@gmail.com

Đội Ngũ Phòng Khám