Trên thực tế ngoài lượng
sữa non và sữa chuyển tiếp được tiết ra trong bầu vú của mẹ trong vòng 2 tuần đầu
tiên kể từ thời điểm chào đời thì sữa nuôi sống em bé là sữa trưởng thành.
Sữa trưởng
thành chia làm 02 loại: sữa đầu và sữa cuối. dựa vào cái thời điểm nó tiết ra
trong pha bú mẹ của trẻ
Sự thay đổi
về màu sắc cũng như thành phần dinh dưỡng của sữa là để phù hợp với nhu cầu và
giai đoạn phát triển của trẻ, trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau. Và
trong bài viết này ta sẽ tìm hiểu vai trò sữa đầu và sữa cuối
Sữa đầu:
Là sữa được sản xuất
trong 10 phút đầu tiên
+ Sữa tương đối lõng, màu trắng trong hoặc màu xanh lá nhạt, xanh lá non.
+ Thành phần chính: nước, vitamin, protein, có làm lượng lactos
cao . Nhưng mà chất béo béo ít, sữa đầu tiết ra có thể rất mạnh => có thể bắn
thành tia ( do số lượng nhiều và độ đặc thấp) do cung cấp nước đồi dào nên bé
dưới 06 tháng không cần phải uống nước.
+ Vị: hơi lờ lợ như vị Orezol, bé bú sữa đầu nhiều => no
chứ không tích lũy nhiều năng lượng do là hàm lượng béo sữa đầu rất là thấp
Sữa cuối:
+ Sau khi bé bú hết sữa đầu => sữa cuối, sánh đặt hơn
=> chảy thành từng giọt, màu sắc có thể trắng đục hay ngã vàng, cái mùi vị
thơm và ngậy hơn so với sữa đầu.
+ Thành phần béo cao => có thêm vitamin tan trong dầu A D
K E và bé bú nhiều sữa cuối sẽ có nhiều năng lượng => bé bụ bẫm và nhanh lớn
hơn
Mỗi một loại sữa
thì có thành phần dinh dưỡng và tác dụng khác nhau. Mẹ không biết thì bú theo “bản
năng” => bú quá nhiều sữa đầu => quá tải lactose => phân lỏng, phân
chua, có bọt hay màu xanh kéo dài và bé sẽ chậm lớn hơn so với bé bú nhiều sữa
sau vì thành phần béo sữa sau nhiều hơn
Vì thế mẹ nên cho bé bú hết một bên vú rồi mới
sang bên kia. Nếu trong một cử mà không hết bên vú bên đó thì cử tiếp theo vẫn
bú vú bên đó => cạn. sau đó chuyển sang bên kia. Luân phiên liên tục như vậy
bé sẽ uống được cả sữa đầu và cuối một cách tối đa.
Nếu như sau này sữa mẹ nhiều => thường
xuyên trong một cử mà không hết => ta có thể vắt bớt bỏ hay cất sữa đầu đi (
khoảng 30 ml) => bé sẽ tập trung sữa
sau => bé nhanh lớn hơn
Xem thêm:
- Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trẻ Bị Ọc Sữa (Nhấn vô dòng gạch chân)
- Cấy Que Tránh Thai Ở Quy Nhơn (Nhấn vô dòng gạch chân)
Chú ý:
Với “trẻ sơ
sinh” thời gian cho bú 15-20 phút bé mới bú được đến sữa sau
Còn “bé lớn” thì lực mút mạnh hơn, có nhiều
bé thì 5-10 phút thì bé có thể bú cạn bầu vú => thời gian bú có thể rút ngắn.
Vì thế
mẹ chú ý với trẻ sơ sinh không nên cho bé bú quá ngắn hay quá nhanh => toàn
sữa đầu => bé không lớn nhanh được
0 nhận xét:
Đăng nhận xét