Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

Hiểu Đúng Về Sốt Cao Co Giật Ở Trẻ

       Khi bé co giật do sốt cao ta phải làm gi?. Bạn sẽ "bế ngay em bé", bạn "ghì chặt" để kìm cơn co giật đó lại, như thế nào là xử lý đúng? => tất cả những thắc mắc sẽ được giải thích trong bài viết hôm nay. Chúng ta sẽ cùng nhau bàn về “sốt cao co giật”

 

hiểu đúng về sốt cao co giật ở trẻ

Sốt cao co giật là gì?

       Sốt cao co giật là hiện tượng mà em bé sẽ run giật đầu chi và hiếm gặp hơn là rung giật toàn thân, xảy ra khi sốt cao. Cái hiện tượng này gặp ở em bé từ 06 tháng => 05 tuổi, và thường gặp hơn ở những em bé từ 12 => 18 tháng.

Chúng ta cần phải phân biệt sốt cao co giật và động kinh:

+ Sốt cao co giật: xảy ra khi em bé sốt cao

+ Động kinh: xảy ra khi em bé không sốt

       Sốt cao co giật thì nó ít khi ảnh hưởng đến trí tuệ, trí thông minh của bé. Thường thì cái cơn co giật sẽ kéo dài dưới 02 phút và nó rất hiếm khi trên 15 phút. Và hậu quả nó để lại thường không đáng kể, bé chỉ có mệt mõi hơn một chút mà thôi, một số rất ít hiếm trường hợp là có xảy ra hiện tượng ảnh hưởng đến thần kinh . Đó là khi có tình trạng giật quá mạnh và thời gian kéo dài không được xử lý đúng cách thì nó có thể gây ra các hậu quả không mong muốn, tuy nhiên là nó rất “hiếm gặp”

 

sốt cao co giật ở bé

Cứ sốt cao là co giật?

       Không phải cứ sốt cao là sẽ co giật, bởi vì co giật nó phụ thuộc nhiều vào trong cái thể trạng của em bé, phụ thuộc một phần vào bệnh bé đang mắt (bệnh gây ra cơn sốt), chứ nó không phụ thuộc vào “nhiệt độ”

       Bởi vì có nhiều em bé sốt rất là cao 40 độ, 41 độ, thậm chí hơn nữa và kéo dài 02-03 =>07 ngày nhưng không “co giật”, mà lại có những em bé có “cơ địa co giật” thì chỉ cần sốt 38 độ thôi là nó có thể co giật rồi => quan điểm là sốt cao là co giật, sốt cao là phải vội vã phải hạ sốt bằng được, nếu không là co giật thì quan điểm này là sai và bố mẹ không nên giữ nó nữa

 

sốt cao co giật

Làm gì khi bé co giật?

       Nếu như nhìn thấy con bị co giật do sốt thì điều đầu tiên bố mẹ cần làm là phải bình tĩnh, phải vô cùng bình tĩnh và đây là một hiện tượng nó không quá nguy hiểm, nó không quá ngặt nghèo đến mức mà bố mẹ phải cuốn lên

       - Đừng tụ tập xung quanh em bé: bởi vì co giật => bé khó thở, mà tụ tập xung quanh nhiều => bé càng ít không khí để thở. Nên giãn ngưđến ời ra, mở cửa, nới bớt đồ cho bé dễ thở và tỏa nhiệt

       - Tiếp theo là quan sát để ý bé xem tình hình “tri giác”, nhận thức của em bé có tỉnh táo hay không? Nếu như cơn co giật kết thúc dưới 02 phút => không sao cả, bé có thể hơi mệt thì chúng ta cần hỗ trợ bé hạ sốt, cách hạ sốt thì bs Tân đã hướng dẫn

 - Xử Lý Tại Nhà Khi Trẻ Sốt ( nhấn vô dòng gạch chân)

       Còn nếu cơn co giật kéo dài trên 02 phút thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé cơ sơ sở y tế để được xử lý bằng những thuốc chống co giật


sốt cao ở trẻ


       Tại sao những thuốc chống co giật này không có bán để bố mẹ có thể tự xử lý tại nhà? Thì xin thưa những thuốc chống co giật này đều là thuốc “an thần” và nó có nhiều tác dụng phụ thành ra là nó đã bị cấm lưu hành rộng rãi và chỉ được lưu hành ở những cơ sở y tế được chứng nhận

       Bố mẹ nếu có con mà thường xuyên bị co giật thì sẽ được kê loại thuốc an thần nhưng được sử dụng rộng rãi để uống khi mà em bé bắt đầu sốt, và bố mẹ nên lưu ý là nhiệt độ mà ở đó em bé thường phát sinh co giật thì chúng ta cần hạ sốt ở nhiệt độ thấp hơn.

       Bình thường chúng ta sẽ cho uống thuốc hạ sốt khi mà bé mệt mỏi, khó chịu quá, hoặc là khi bé trên 38,5 độ là có thể uống được rồi. Nhưng với những bé co giật và ta xác định được nhiệt độ co giật.

       Ví dụ: bé co giật ở 38,5 độ thì 38 độ là mình cần phải cho bé uống hạ sốt rồi. Bởi vì sao? Co giật dù sao cũng không tốt, nên chúng ta cũng không “chào đón” nó, mà ta cần phải kìm giữ, hạn chế cơn sốt ngay từ khi nó chưa đạt cái mức gây ra co giật ở em bé

 

sốt co giật ở trẻ

Điều không được làm

Khi bé co giật thì:

       + Tuyệt đối không “ghìm” đứa bé lại, không được dùng sức của người lớn ép bé không co giật nữa. Điều này là hoàn toàn vô ích, em bé có thể không giật được nhưng thực tế cơn co giật vẫn đang diễn ra và nó không hề mất đi bởi sự kìm giữ của người lớn mà em bé còn khó chịu.


sốt co giật bé


       + Không đưa cái gì vào miệng bé cả: không đưa khăn, không đưa thìa, không đưa que, không đưa tay vào đấy (để cho em bé cắn) => nó không có ý nghĩa gì cả. Các bố mẹ thường giải thích là nó cắn phải lưỡi. Vì nếu như hàm răng của em bé nghiến chặt thì làm sao lưỡi có thể thò vào giữa để mà cắn được. Thành ra không đưa gì vào miệng hết để cho em bé dễ thở, nó đã khó thở rồi lại còn đưa những thứ đó làm thì làm sao mà em bé thở được

       + Chúng ta không cho bé uống thuốc, nước hay bất kỳ thứ gì cả. Bởi vì thời điểm đó không phù hợp để đưa bất cứ gì vào miện của bé. Nếu có thì chúng ta nhét hậu môn. Nhưng dưới 02 phút thì chúng ta tập trung quan sát bé chứ chúng ta không cần phải làm gì cả, còn trên 02 phút thì tập trung vào việc đưa bé vào cơ sở y tế và trong thời gian đó chúng ta có thể nhét thuốc vào hậu môn cho bé, lúc đó cũng chưa muộn


xử trí sai trẻ co giật do sốt

Xem thêm:


- Cấy Que Tránh Thai Ở Quy Nhơn (nhấn vô dòng gạch chân)


       Trên đây là những việc đặc biệt mà bố mẹ lưu ý là không làm khi xảy ra tình trạng co giật

       Vì thế "Co giật" do "sốt cao" hay "sốt cao" do "co giật" là một hiện tượng không hiếm gặp và nó không quá nguy hiểm, nó cần sự bình tĩnh của bố mẹ

Chúc bé khỏe và gia đình hạnh phúc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Theo dõi bài đăng của Bs Tân

Liên Hệ Hỗ Trợ

Email: bacsitan.n01@gmail.com

Đội Ngũ Phòng Khám