Biểu đồ tăng trưởng của trẻ được sử dụng trên toàn thế giới như một dữ liệu giúp đánh giá tổng quát tình hình phát triển thể chất của bé.Dựa vào biểu đồ tăng trưởng, bạn có thể đánh giá cân nặng của trẻ đang nằm ở ngưỡng nào và có thể theo dõi tốc độ phát triển của trẻ đã phù hợp hay không.
1. Biểu đồ tăng trưởng của trẻ là gì?
Biểu đồ tăng trưởng phổ biến nhất được tổ chức Y tế
thế giới (WHO) đưa ra với các chỉ số dành riêng cho bé trai và bé gái. Các chỉ
số thường được theo dõi là chiều cao, cân nặng, tỉ lệ cân nặng – chiều cao và
chỉ số khối cơ thể. Ngoài ra, chu vi vòng đầu cũng là một chỉ số được sử dụng để
đánh giá phần nào sự phát triển của bé. Các biểu đồ được chia theo từng độ tuổi
khác nhau để tiện cho việc theo dõi của các bố mẹ và các chuyên gia y tế.
Rất nhiều bậc cha mẹ băn khoăn không biết con mình lớn
hơn hay nhỏ hơn những đứa trẻ khác cùng tuổi. Biểu đồ tăng trưởng là một công cụ
giúp cho bạn biết cân nặng và chiều cao của trẻ so với cân nặng và chiều cao
trung bình của những đứa trẻ khác cùng trong độ tuổi.
Trẻ 1 tuần tuổi có cân nặng từ 2,9 - 3,8kg
Nếu cân nặng và chiều cao nằm trong giới hạn bình
thường thì trẻ của bạn vẫn đang phát triển đúng mức và khỏe mạnh
Nếu cân nặng và chiều cao nằm trong giới hạn bình
thường thì trẻ của bạn vẫn đang phát triển đúng mức và khỏe mạnh
Mỗi trẻ em có biểu đồ tăng trưởng riêng với tốc độ
phát triển khác nhau và cân nặng và chiều cao cũng thay đổi khác nhau. Điều
quan trọng hơn là con bạn đang phát triển ổn định.
2. Hướng dẫn theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ
Trong sổ sức khỏe của trẻ đều có in biểu đồ tăng trưởng
sẽ giúp mẹ thuận tiện trong theo dõi đánh giá sự tăng trưởng của trẻ hơn.
Mẹ tiến hành đo cân nặng, chiều cao và chỉ số BMI,
chu vi vòng đầu của con theo định kỳ 1,2,3 hay 6 tháng và đánh dấu chỉ số vào
biểu đồ ở vị trí tháng tương ứng. trung bình điểm tham chiếu cân nặng và chiều
cao nằm trong giới hạn 10-90% percemtile đợt đo có thể sẽ lệch so với mức trung
bình, nhưng nó không quan trọng bằng đường cong biểu thị sự phát triển theo thời
gian. Nếu đường cong không đi lên hoặc đi xuống trong một thời gian dài, đó là
dấu hiệu đáng báo động. Bé sẽ cần được đánh giá kỹ hơn bởi các chuyên gia và cần
nhiều thay đổi trong chế độ ăn cũng như sinh hoạt.
Ngoài ra bố mẹ có thể tham khảo chiều cao cân nặng
trẻ trong bảng:
Chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh
Bảng chiều cao cân nặng bé gái
Bảng chiều cao cân nặng bé trai
Đối với trẻ sinh non, các bà mẹ nên sử dụng biểu đồ
tính theo tuổi điều chỉnh (không phải tuổi kể từ khi sinh) trên biểu đồ dành
riêng cho trẻ sinh non.
Biểu đồ cân nặng và chiều cao tính theo tuổi cho trẻ sinh non
3. Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến cân nặng và
chiều cao của trẻ
Yếu tố di truyền từ cha mẹ là quyết định 23 %chiều
trẻ . Nhưng cũng có những yếu tố khác:
❆ Tuổi thai: Nếu em bé của bạn sinh ra quá ngày dự
sinh, bé có thể lớn hơn mức trung bình và nếu sinh non, bé có thể sẽ nhỏ hơn.
(Bởi vì những trẻ nhẹ cân thường được sinh ra sớm, chúng cũng có xu hướng nhỏ
hơn.)
❆ Tình trạng sức khỏe trong lúc mang thai. Nếu bạn hút
thuốc hoặc ăn uống kém trong khi mang thai, bạn sẽ có nhiều khả năng sinh con
nhỏ hơn. Nếu bạn tăng cân quá nhiều trong khi mang thai hoặc mắc bệnh tiểu đường
thai kỳ, bạn sẽ có nhiều khả năng sinh một em bé lớn hơn.
❆ Giới tính: Bé gái thường nhỏ hơn một chút (chiều dài
và cân nặng) khi mới sinh so với bé trai.
❆ Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú sữa công thức. Trong năm đầu
tiên, trẻ bú sữa mẹ sẽ tăng cân chậm hơn trẻ bú sữa công thức, trẻ sẽ tăng cân
nhanh hơn sau khoảng 3 tháng tuổi. (Trong vài tháng đầu, trẻ bú mẹ phát triển
nhanh hơn.) Đến 2 tuổi, trẻ bú sữa mẹ và trẻ bú sữa công thức có cân nặng tương
đương nhau.
❆ Nội tiết tố: Nếu con bạn bị mất cân bằng hormone, chẳng
hạn như lượng hormone tăng trưởng thấp hoặc hormone tuyến giáp thấp, điều đó có
thể làm chậm sự phát triển của trẻ.
❆ Thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như sử dụng
corticosteroid thường xuyên, có thể làm chậm sự phát triển.
❆ Các vấn đề sức khỏe: Nếu con bạn mắc bệnh mãn tính
(như ung thư, bệnh thận hoặc xơ nang) hoặc bất kỳ rối loạn nào ảnh hưởng đến khả
năng ăn hoặc hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ (chẳng hạn như các vấn đề về đường
tiêu hóa), thì sự phát triển của trẻ có thể bị chậm lại.
❆ Yếu tố di truyền: Ngoài cấu trúc di truyền chung của
trẻ (ví dụ như mẹ và bố của trẻ cao), việc mắc một số tình trạng di truyền nhất
định - chẳng hạn như hội chứng Down, hội chứng Noonan hoặc hội chứng Turner -
có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
❆ Giấc ngủ: Trẻ sơ sinh lớn lên sau khi ngủ, vì vậy nếu
con bạn là có những giấc ngủ đủ, thì trẻ cũng có thể giúp trẻ phát triển một
cách tốt nhất.
Trẻ phát triển chiều cao
Biểu đồ tăng trưởng cung cấp cho bạn một hình dung
chung về sự phát triển của trẻ
4. Phần trăm biểu đồ tăng trưởng có nghĩa là gì?
Biểu đồ tăng trưởng theo bách phân vị cho chiều cao
và cân nặng (hoặc chiều dài đối với trẻ sơ sinh) của trẻ em thuộc cả hai giới
tính trong phân vị thứ 50, là mức trung bình. Bất cứ chỉ số nào cao hơn có
nghĩa là con bạn lớn hơn mức trung bình. Những chỉ số thấp hơn có nghĩa là trẻ
nhỏ hơn mức trung bình.
Thông thường, bác sĩ sẽ tính cân nặng và chiều cao của
con bạn dưới dạng phân vị. Ví dụ: nếu con của bạn ở phân vị thứ 75 về cân nặng,
điều đó có nghĩa là 74 phần trăm trẻ ở độ tuổi và giới tính của trẻ cân nặng thấp
hơn và 24 phần trăm nặng hơn.
Các bác sĩ thường sử dụng các biểu đồ tăng trưởng
khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của con bạn. Trẻ em dưới 2 tuổi được đo bằng biểu
đồ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dựa trên các mô hình tăng trưởng khỏe mạnh
cho trẻ em bú sữa mẹ và được xác nhận bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch
bệnh (CDC) và Viện Nhi khoa Hoa Kỳ. Khi con bạn được 2 tuổi, bác sĩ có thể sẽ sử
dụng biểu đồ tăng trưởng của CDC.
- Cấy Que Tránh Thai Uy Tín Ở Quy Nhơn (Nhấn vô phần gạch chân)
Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp
phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và
nhiễm trùng đường tiêu hóa,... Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và
cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ
trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom,
selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời
các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng
chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể
đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức
năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ.
Nguồn tham khảo: babycenter.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét