Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong những nhiễm khuẩn bệnh
viện thường gặp. Nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng chi phí điều trị, kéo dài thời
gian và bệnh tật cho bệnh nhân và lạm dụng kháng sinh và tăng đề kháng kháng
sinh. Dự phòng nhiễm trùng là một trong những khâu quan trọng nhất của mọi cuộc
phẫu thuật.
1. Tại sao cần phòng ngừa nhiễm trùng hậu phẫu?
Thông thường các thủ thuật đơn giản như đưa kim vào khớp để tháo dịch hay bơm thuốc có rất ít nguy cơ. Tuy nhiên các cuộc mổ phức tạp hơn với đường mổ lớn hơn và mở da trong thời gian dài có nguy cơ cao hơn.
Các phẫu thuật lớn đưa vật vào cơ thể như khung kim loại hoặc khớp nhân tạo, phải được thực hiện cẩn thận để đảm bảo các vật ngoại lai đặt vào trong cơ thể không mang theo vi khuẩn.
Phòng ngừa nhiễm trùng là một trong những khâu quan trọng
nhất của mọi cuộc phẫu thuật. Tất cả các nhân viên y tế đều theo dõi phòng ngừa
nhiễm trùng rất sát sao.
Nhiễm trùng da
Nếu bạn đang nhiễm trùng da hoặc bất cứ loại nhiễm
trùng nào khác, cuộc phẫu thuật sẽ hoãn lại cho đến khi nhiễm trùng được điều
trị và kiểm soát tốt
2. Các biện pháp dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn vết
mổ
2.1 Biện pháp chung
- Tắm khử khuẩn cho người bệnh trước phẫu thuật;
- Loại bỏ lông và chuẩn bị vùng rạch da đúng quy định;
- Khử khuẩn tay ngoại khoa và thường quy bằng dung dịch rửa tay chứa cồn;
- Áp dụng đúng liệu pháp kháng sinh dự phòng
- Tuân thủ chặt chẽ quy trình vô khuẩn trong buồng phẫu thuật
- Kiểm soát đường huyết, ủ ấm người bệnh trong phẫu thuật.
- Duy trì tốt các điều kiện vô khuẩn khu phẫu thuật như dụng cụ, đồ vải phẫu thuật, nước vô khuẩn để rửa tay ngoại khoa và đảm bảo thông khí sạch trong buồng phẫu thuật.
2.2 Trước phẫu thuật
Vệ sinh thân thể sạch sẽ. Trước khi cuộc phẫu thuật bắt đầu, vùng da xung quanh vết mổ sẽ được làm sạch và vô trùng với thuốc khử trùng, như là iodine. Trước phẫu thuật, bạn có thể sẽ được sử dụng kháng sinh tuy nhiên không áp dụng cho tất cả các loại phẫu thuật.
Các cuộc mổ có nguy cơ
nhiễm trùng thấp thường không cần uống kháng sinh dự phòng. Nhiều ca phẫu thuật
chỉnh hình cần dùng kháng sinh, đó là những ca đặt vật liệu nhân tạo vào trong
cơ thể.
Băng gạc là hàng rào quan trọng để ngăn chặn nhiễm trùng cho đến khi đường mổ tự liền, thường trong vài ngày đầu tiên. Nếu vết mổ còn rỉ dịch, đó có thể là con đường thuật lợi để vi trùng thâm nhập vào vết thương. Băng gạc được thay hằng ngày cho đến khi vết thương ngừng rỉ dịch và lành hoàn toàn.
Thuốc
Trước phẫu thuật, bạn có thể sẽ được sử dụng kháng
sinh dự phòng
Xem thêm:
- Chăm Sóc Sau Mổ Sinh Chị Em Nên Biết ( Nhấn vô dòng gạch chân)
- Cấy Que Tránh Thai Ở Quy Nhơn ( Nhấn vô dòng gạch chân)
2.3 Sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, bạn có thể tiếp tục dùng kháng sinh
điều này giúp giảm khả năng nhiễm trùng. Khi còn ở trong bệnh viện, nhân viên y
tế sẽ đảm bảo băng gạc vết mổ luôn khô và sạch được thay hàng ngày. Nếu băng gạc
thấm dịch đây có thể tạo đường cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Báo với y
tá biết nếu băng vết thương thấm nhiều dịch.
Trước khi ra viện, bạn sẽ được chỉ dẫn cách chăm sóc
vết mổ. Lưu ý cần rửa tay trước khi thay băng.
Thay băng theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế\
- Không để vết mổ ướt
- Không thoa bất kỳ thuốc gì lên vết mổ
- Không cào hay châm vào vết mổ
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng nào
sau đây, hãy báo cho bác sĩ:
- Sốt
- Vùng xung quanh vết mổ đỏ hơn
- Vùng xung quanh vết mổ sưng hơn
- Vẫn chảy dịch từ vết mổ hơn 5 ngày sau phẫu thuật
- Dịch chảy từ vết mổ nhiều có mủ đục, vàng hay có mùi hôi
- Đau ngày càng tăng và thường xuyên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét