Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

vỡ ối bao lâu sẽ sinh?


     Giải đáp thắc mắc cho các mẹ bầu khi mang thai tháng cuối vỡ ối bao lâu sẽ sinh?
     Trong những ngày cuối thai kỳ đang chờ đợi bé yêu, “vỡ ối bao lâu thì sinh?“ chắc chắn là thắc mắc của không ít mẹ bầu. Vỡ ối là một trong những dấu hiệu sắp sinh dễ nhận thấy nhất. Vậy làm thế nào để nhận biết vỡ ối và vỡ ối bao lâu thì sinh?

ối vỡ bao lâu sinh

 1. Làm thế nào để nhận biết vỡ ối?


      Vỡ ối có thể là tại một thời điểm, nước ối chảy ra rất nhiều hoặc rỉ ra một cách từ từ, chính vì thế có nhiều người tưởng nhầm cho là dịch nhờn hoặc rò rỉ nước tiểu. Vậy nếu thực sự vỡ ối thì cần làm như thế nào? Mẹ bầu bị vỡ ối có được tắm không hay là đi vào bệnh viện luôn và ngay? Dưới đây sẽ là nội dung chi tiết cho các mẹ nhé!

✔️ Tại sao lại vỡ ối?

     Vỡ ối là một trong những dấu hiệu thường gặp của việc sinh nở, phụ nữ mang thai nếu có hiện tượng vỡ ối chứng tỏ cần phải chuẩn bị bước vào quá trình sinh con.



✔️ Tại sao màng ối lại bị vỡ?

      Có hai nguyên nhân chính gây ra vỡ ối đó là do ảnh hưởng của áp suất bên trong và lực bên ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là ở giai đoạn cuối của thai kỳ, bào thai quá lớn hoặc quá nhiều nước ối do áp lực bên trong quá lớn dẫn tới làm vỡ màng ối. 
     Trường hợp thứ thứ hai có thể là do tác động bên ngoài, nhiễm trùng do vi khuẩn, hoặc co cổ tử cung, suy nhược (do phẫu thuật cắt cổ tử cung, vv).


✔️ Thời điểm vỡ ối vô cùng quan trọng

     Vỡ ối là một trong những dấu hiệu sinh, tuy nhiên không phải cứ vỡ ối là sinh em bé ngay. Thông thường bác sĩ sẽ căn cứ vào số tuần mang thai để đánh giá tình hình và đưa ra phương pháp xử lý thích hợp:

ối vỡ sớm

      Với thai nhi ở các tuần khác nhau sẽ phải áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau đối với sự cố vỡ ối.

 Thai nhi 16-22 tuần: Do tỷ lệ sống sót của thai nhi thấp, nguyên tắc điều trị là chấm dứt thai kỳ, hoặc áp dụng điều trị giữ thai dựa trên mong muốn của người mẹ.

 Thai nhi 22-24 tuần: Tại thời điểm này, tỷ lệ sống sót của bé sinh non đã tăng lên, tuy nhiên trẻ sinh non vẫn có nhiều biến chứng. Lúc này bác sĩ và gia đình thai phụ cần thảo luận đưa ra quyết định tiếp tục an thai hay chấm dứt mang thai.

 Thai nhi 25-33 tuần: Sử dụng phương pháp điều trị giữ thai, xem xét sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc an thai và steroid. Quan sát các triệu chứng nhiễm trùng và tiến hành siêu âm để đánh giá sự trưởng thành của thai nhi.

 Mang thai 34-36 tuần: Đánh giá độ trưởng thành của thai nhi từ đó sử dụng phương pháp điều trị giữ thai hoặc kích sinh. Nếu thai nhi vẫn chưa trưởng thành thì nên an thai, truyền dịch và cho mẹ bầu nghỉ ngơi tại giường. Tiến hành siêu âm và đo tim thai định kì.

✮ Mang thai sau 37 tuần: 80-85% bà mẹ sau khi vỡ ối sẽ bước vào giai đoạn chuyển dạ trong vòng 24 giờ.



✔️ Làm thế nào để phân biệt vỡ ối, chảy dịch hay rò nước tiểu?

nước tiểu hay nước ối


     Rất nhiều mẹ không phân biệt được thế nào là chảy dịch thể nào là vỡ ối, thậm chí còn cho rằng mình bị rò rỉ nước tiểu, chính vì thế việc phân biệt rõ các hiện tượng này vô cùng quan trọng, theo chuyên gia có 3 dấu hiệu nhận biết:

Thị giác: xem màu sắc, lưu lượng
Thính giác: Ngửi mùi
Lượng: lượng ít hay nhiều, có thể khống chế không.
Vị trí vỡ ối cao hay thấp


Nước
Dch nhn
Nước tiu
Màu s
Màu trng nht
Màu trng đục , nht dính
Màu vàng trong sut
Mùi v
Không mùi
Không mùi
Có mùi khai
Lượng
Ít hoc nhiu không th khng chế
Mt ít 
Rò r do áp lc vùng bng

✔️ Căn cứ vào vị trí màng ối bị vỡ mà phân thành rò ối (vỡ ối vị trí cao) và vỡ ối (vỡ ối ở vị trí thấp)



     Rò ối thường là chảy thành dòng nhỏ, nước ối rỉ ra với số lượng ít còn, vỡ ối vị trí thấp thường xuất hiện tiếng vỡ "bục" của túi ối, đột ngột chảy nhanh và mạnh. Thường các mẹ dễ nhầm lẫn giữa rò ối và chảy dịch hoặc són tiểu, chính vì thế ngoài ba dấu hiệu nhận biết bên trên, còn có một cách khác để biết có phải rò ối hay không:

      Cách đơn giản nhất là mặc đồ lót có màu sáng, không dùng bỉm hay băng vệ sinh, nếu thấy đũng quần bị ướt, ngửi thấy không có mùi thì nhanh chóng vào viện kiểm tra. Tuy nhiên không cần quá lo lắng, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình để tiến hành xử lý.

     Cuối cùng các mẹ cần phải nhớ là sau khi vỡ ối không được tắm, nếu không sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tốt nhất là vào viện kiểm tra ngay nhé!

vỡ ối sớm

2. Những dấu hiệu sắp sinh khác

     Nếu không thể xác định rõ ràng vỡ ối bao lâu thì sinh, vậy mẹ bầu có thể dựa vào những dấu hiệu nào để biết con yêu sắp chào đời? Dưới đây là những dấu hiệu sớm báo mẹ sắp bước vào ca chuyển dạ. 

🔵 Xuất hiện cơn co thắt thường xuyên

      Những cơn co thắt giả Braxton Hicks xảy ra khá phổ biến khi mang bầu 3 tháng cuối nhưng nếu các cơn co thắt xuất hiện từ 6-7 lần trong một giờ thì mẹ nên gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện. Đây có thể là dấu hiệu em bé sắp chào đời.

🔵 Cơn co thắt ngày càng mạnh mẽ

      Những cơn co thắt ở giai đoạn cuối thai kỳ thường khiến các mẹ chủ quan vì cho rằng đó là cơn đau đẻ giả nhưng nếu những cơn đau này ngày một mạnh mẽ trong vòng 3 tiếng thì rất có thể mẹ sẽ sắp bước vào ca vượt cạn.

🔵 Đau lưng

đau lưng chuyển dạ

     Ngay từ khi mới mang bầu, lưng của mẹ có thể đã bị ảnh hưởng và sẽ ngày càng đau hơn khi thai nhi phát triển lớn hơn. Tuy nhiên nế những cơn đau lưng kéo dài trong suốt 2 giờ liền, đau như trước chu kỳ kinh nguyệt thì đó cũng là một trong những dấu hiệu chuyển dạ sớm.

🔵 Áp lực ở vùng chậu

     Một dấu hiệu sớm báo mẹ sắp sinh con nữa là cảm nhận áp lực nặng nề ở vùng chậu. Nguyên nhân là do lúc này thai nhi đã tụt hẳn xuống dưới khu vực vùng chậu của người mẹ để dễ dàng chào đời.

Xem thêm:

- Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau Lưng Sau Sinh Mổ (Nhấn vô phần gạch chân)

- Cấy Que Tránh Thai Uy Tín Ở Quy Nhơn (Nhấn vô phần gạch chân)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Theo dõi bài đăng của Bs Tân

Liên Hệ Hỗ Trợ

Email: bacsitan.n01@gmail.com

Đội Ngũ Phòng Khám