Thứ Ba, 23 tháng 3, 2021

Những Nguyên Nhân Thường Gặp Gây Sốt Ở Trẻ

       Trẻ con sốt là một việc hoàn toàn bình thường. Bởi vì cơ thể bé còn yếu ớt, hay hệ miễn dịch chưa hoạt động tốt => rất nhạy cảm với những tác nhân xâm nhập như: vi khuẩn hay virus

       Sau đây là 06 loại sốt thường gặp nhất ở trẻ em, và những việc cần làm thêm với từng loại sốt để giúp cho bé dễ chịu hơn


chăm sóc trẻ bị sốt


Sốt mọc răng:

       Tình trạng hay gặp nhất, nếu với bé sớm có thể là 04 tháng tuổi và đến tầm 03 tuổi với bé muộn sẽ kết thúc quá trình mọc răng.

       Thường là sốt nhẹ, và bé tương đối khó chịu, biểu hiện chính là từ 03 – 05 ngày trước khi răng nhú lên khỏi lợi thì bé sẽ biểu hiện là: sốt nhẹ, nước miếng chảy nhiều, bé cảm thấy khó chịu và hay nhai (do lợi khó chịu), bé rất thích cắn, gặm mọi thứ có thể gặm vạt áo, đồ chơi, cắm núm mẹ,… rồi bé biểu hiện là lười ăn, khó chịu, vặn vẹo, …. Vì cơ thể không thoải mái

       Lợi của bé sẽ sưng đỏ lên, thời điểm mọc răng => rìa răng nhú lên, đôi khi lợi sẽ bị rách, nứt nhẹ => bình thường không vấn đề gì cả.

       Bé sẽ có biểu hiện về đường tiêu hóa: do cơ thể yếu đi nên có thể bị chảy do sốt mọc răng

       Bé có thể bị sút cân do ăn uống kém thì không vấn đề gì vì bé sẽ hồi phục rất nhanh khi răng mọc xong

       Do nước miếng chảy nhiều có thể => ho do “sặc nước miếng”


trẻ sốt mọc răng


Xử lý:

       Tình trạng này cũng xử lý giống như các sốt khác, mẹ có thể xem hướng dẫn chi tiết về các xử lý chung khi bé bị sốt tại nhà mà Bs Tân đã chia sẻ

       Tuy nhiên cũng có một số cái giúp cho bé: vệ sinh răng miệng sạch sẽ, với bé chưa chải răng thì có thể dùng gạt rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý hay dung dịch vệ sinh chuyên dụng phù hợp với độ tuổi bé => giúp miệng bé dễ chịu hơn

       “Giảm đau” một chút, cách đơn giản là cho bé gặm chuối, với bé có thể ăn dặm. Có nghĩa là cho chuối vào trong tủ lạnh sau cắt lát ra, sau đó dùng lát đó cho bé gặm => làm chỗ lợi bị “tê” => giảm đau

       Dùng thuốc giảm đau loại bôi ví dụ Dentinox hay là Orajel là các dược phẩm bôi vào lợi => gây “tê” => giúp bé dễ chịu hơn, ăn uống tốt hơn, giảm tình trạng tiết nước miếng, ngứa răng và cắn mọi thứ,…

       Thường sốt mọc răng thì cơn sốt thường không quá cao, nếu bé sốt > 39 độ thì hãy xem xét đến những nguyên nhân khác để xử lý cho phù hợp


Sốt do nhiễm siêu vi:


nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sốt


        Đây cũng là một tình trạng rất thường xuyên gặp phải với các em bé, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hay thời điểm thời tiết lạnh là cơ hội để virus phát triển và cơ thể của bé sức đề kháng giảm đi => việc bé bị nhiễm virus

       Biểu hiện: có thể sốt rất là cao, có thể => 40 độ

       Em bé rất là mệt mỏi, khó chịu như người lớn bị cúm: đau nhức, mệt mỏi, bực bội thì em bé cũng vậy. em bé có thể uống éo, quấy khóc, bỏ ăn, những biểu hiện thêm vào: chảy nước mũi, ho, mắt đỏ,… là tình trạng rất là thường gặp với sốt siêu vi

       Ngoài các xử lý chung khi bé bị sốt tại nhà như bài trước Bs Tân đã đề cập thì mẹ nên cho uống thêm các chế phẩm kháng virus điển hình anaferon của Nga, ngoài ra phải theo dõi em bé chặt chẽ và tham khảo ý kiến của Bác sĩ khi tình trạng sốt cao kéo dài, mệt mỏi, li bì, bỏ ăn,… => nhất thiết cần phải đi khám và tham khảo ý kiến của các Bác sĩ

Sốt do “cảm lạnh”:

những điều cần biết khi trẻ bị sốt


       Thường xảy ra vào mùa đông, biểu hiện khá giống do sốt siêu vi, tuy nhiên mức độ bé mệt mỏi, khó chịu nó giảm hơn và sẽ không có tình trạng “mắt đỏ” (là tình trạng điển hình do siêu vi)

       Tuy nhiên triệu chứng không đặc trưng vì thế xử lý sốt do cảm lạnh và siêu vi thì nó tương đối giống nhau

       Có một đặc điểm là sốt do cảm lạnh: bé sẽ sổ mũi nhiều hơnnước mũi có thể => dạng đặt, màu vàng, xanh. Thì đây là tiến triển bình thường của cảm lạnh, và không phải dấu hiệu của bội nhiễm, và lý do đó bé không phải sử dụng kháng sinh.

       Với tình trạng sốt cảm lạnh ngoài xử lý sốt cơ bản thì mẹ nên hút rửa mũi cho bé để bé thấy thông thoáng dễ chịu hơn và qua đó giúp bé mau khỏi hơn.

       Nếu như mẹ nắm được “kỹ thuật rửa mũi” thì rửa, còn nếu như không thấy tự tin vào việc đó thì hãy làm cách đơn giản hơn đó là dùng nước muối sinh lý nhỏ giọt hoặc dạng xịt => làm ẩm mũi bé bằng vài giọt hay vài nhát xịt, sau đó dùng dụng cụ "hút mũi" hút ra cho bé. Trên cùng một bên mũi

       Còn động tác rửa mũi thì sẽ bơm từ mũi này và nước ra mũi kia. Có mẹ không tự tin => động tác không dứt khoát khiến cho bé dễ bị sặc, hoặc làm sai kỹ thuật khiến cho đẩy chất dịch lên phía tai => viêm tai giữa. Nên lời khuyên của Bs Tân là việc rửa mũi nên tiến hành bởi các Bác sĩ, còn như nếu mẹ muốn làm thì đơn giản hơn là chỉ “hút mũi” thôi

Sốt do “cảm cúm”:


trẻ bị cảm lạnh hay cúm


       Bản chất cúm cũng là một dạng virus => biểu hiện sốt do cảm cúm khá là giống biểu hiện sốt do virus nói chung. Nó có đặc điểm riêng là thường bé bị lây, nguồn lây rất rõ ràng( đó là người nhà hoặc những người đến chăm sóc bé, thăm bé,…) mà bị cúm thì rất là dễ bị lây virus cúm từ người đó

       Thì điều trị xử trí cúm bé cũng giống như tình trạng sốt do virus mà Bs Tân đã đề cập ở trên, duy có cái điểm khác đó là chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh bằng việc tim vaccin, tiêm vaccin hằng năm rất là quan trọng để giữ cho bé tránh xa khỏi cái tình trạng sốt do cúm, đặc biệt vào mùa khi mà rất nhiều người bị cúm thì khả năng bé bị cúm rất là cao và việc tim vaccin sẽ giúp cho em bé giảm tỷ lệ bị cúm xuống.

       => giúp cho bé lớn nhanh hơn, giúp cho bố mẹ cảm thấy thoải mái hơn, và đặc biệt quan trọng là tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra khi bé bị cúm

Sốt do “vi khuẩn”:


trẻ bị sốt vi khuẩn


       Có một cái đặc điểm là bé trong hay ngoài cơn sốt thì nó vẫn tỏ ra mệt mỏi và li bì, còn các loại sốt khác: virus, mọc răng, cúm,… thì ngoài cơn sốt bé cảm thấy thoải mái, vui vẻ không vấn đề gì cả. 

       Nhưng sốt do vi khuẩn => mặt bé rất là mệt mỏi, mắt trũng xuống, môi khô, miệng lưỡi trắng bẩn hôi,… là đặc điểm khá là điển hình sốt do vi khuẩn. 

       Tình trạng này phải uống kháng sinh và người kê kháng sinh phải là các Bác sĩ, chứ mẹ tuyệt đối không tự ý mua kháng sinh hoặc ra hiệu thuốc và nhờ người bán thuốc cho đơn thì điều đó hoàn toàn sai.

       Tất cả các tình trạng ốm đau sốt do vi khuẩn của bé đều cần được Bác sĩ khám, kê đơn đồng thời thông báo các tiến triển của quá trình bệnh tật của bé để có những điều chỉnh cho phù hợp, để không những giúp cho bé khỏi bệnh mà "khỏi bệnh một cách an toàn" còn quan trọng hơn

Xem Thêm:

- Xử Lý Tại Nhà Bé sốt (nhấn vô dòng gạch chân)

- Cấy Que Tránh Thai Ở Quy Nhơn (nhấn vô dòng gạch chân)

Sốt xuất huyết:


sốt xuất huyết ở bé


       Bản chất cũng là một dạng do Virus gây ra, nên về cơ bản nó cũng gần giống với sốt do Virus nhưng nó có một số điểm khác đó là những cái chấm xuất huyết xuất hiện ở dưới da.

       Chúng ta xác định như thế nào? phân biệt Với sốt phát ban, khi mà chúng ta “miết da”: đặt 02 ngón tay xung quanh cái nốt, chúng ta căng ra thì nốt phát ban, hay dị ứng => nốt sẽ mờ hoặc biến mất. Còn nốt xuất huyết sẽ không biến mất

       Bé có thể biểu hiện các nốt xuất huyết thậm chí các mãn xuất huyết => bé biểu hiện chảy máu cam, chảy máu chân răng (là những vị trí mà niêm mạc nó yếu, dễ bị vỡ chảy máu). Thì nếu như có những dấu hiệu như thế thì ngay lập tức cần phải đưa bé đi bệnh viện để xử lý theo phác đồ điều trị sốt xuất huyết

       Tình trạng sốt xuất huyết thì vô cùng nguy hiểm và không được phép tự ý điều trị tại nhà, nên mẹ phải rất là chú ý khi mà có các biểu hiện như vậy thì ngay lập tức tham khảo ý kiến Bác sĩ và đưa bé đi khám

 

trẻ bị sốt xuất huyếtt

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Theo dõi bài đăng của Bs Tân

Liên Hệ Hỗ Trợ

Email: bacsitan.n01@gmail.com

Đội Ngũ Phòng Khám