Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021

Xử Lý Tình Trạng Ngạt (Nghẹt) Mũi Cho Trẻ Tại Nhà

       Nếu như mà bé bị ngạt (nghẹt) mũi thì thật sự đó là một tình trạng rất là phiền hà, bởi vì bé sẽ quấy khóc, rất khó chịu ngủ cũng không ngon, bú cũng không ngon. Thì làm sao để giảm bớt tình trạng nghẹt mũi của bé một cách “an toàn” trước khi cầu cứu đến các bác sĩ thì trong bài viết hôm nay bác sĩ Tân sẽ chia sẻ cho mẹ một số cách

 

trẻ bị nghẹt mũi

1. Sử dụng nước muối sinh lý:

 

nước muối sinh lý

       Dùng dạng nhỏ mũi hay xịt mũi cho bé. Cách này vô cùng đơn giản và an toàn, tuy nhiên mẹ có một số lưu ý :

        + Hầu hết dạng xịt sẽ không phù hợp cho bé dưới 03 tháng tuổi, nên dưới 03 tháng tuổi thì ưu tiên dùng dạng nhỏ giọt, còn trên 03 tháng tuổi dùng xịt rất là oke

         + Chưa có một nghiên cứu rõ ràng nào về việc một ngày nhỏ bao nhiêu lần? Nên mẹ cũng cân nhắc việc sử dụng vừa phải, không nên quá nhiều vừa đủ để cho bé dễ thở

        + Không nên dùng kéo dài liên tục, nếu như mà bé nghẹt mũi kéo dài thì tốt nhất sử dụng thêm các phương án khác hoặc cầu cứu bác sĩ chứ không nên nhỏ nước muối nhiều ngày liên tục => một số tình trạng không phù hợp, đặc biệt là một số bà mẹ có thói quen là nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày => việc này là không cần thiết

 

xịt nước muối trẻ

2. Hút mũi cho bé:

 

       Hút mũi có thể dùng dụng cụ, có loại là : 


       + Ống 2 đầu: một đầu mẹ hút, một đầu đưa vào mũi bé

hút mũi cho bé


       + Ống bóp: mẹ dùng tay bóp bẹp, sau đó đưa đầu ống vào trong mũi bé và thả ra => áp lực âm sẽ hút dịch ra

hút mũi cho trẻ


       + Dùng máy: máy có loại chạy bin và chạy điện

máy hút mũi


       Cách này cũng rất là ổn khi mà giúp cho bé giải phóng chất nhầy trong mũi


       Cách làm: mẹ nhỏ vài giọt nước muối sinh lý hoặc xịt vài nhát sau đó sử dụng dụng cụ hoặc là máy hút để hút cho bé, và chưa có một nghiên cứu nào về việc sử dụng bao nhiêu lần một ngày là vừa đủ, nên chúng ta cũng nên hạn chế bởi vì việc hút nhiều cũng có thể tổn thương niêm mạc mũi, chúng ta chỉ nên áp dụng cách này khi mà phương án nhỏ nước muối sinh lý đơn thuần nó không giúp cho bé dễ chịu hơn

       Mẹ lưu ý : là khi nhỏ hay xịt nước muối sinh lý xong thì nên day 2 bên cánh mũi với mục đích là để cho nước muối hòa tan chất nhầy và sẽ hút được nhiều hơn so với việc là mình không day.

 

3. Xông hơi:

 

       Xông hơi có thể đơn giản là :

       + một cốc nước nóng để vị trí gần mũi của bé => hơi bốc lên vào trong mũi của bé thì bé dễ chịu

       + Tắm luôn nước nóng => hơi xông thẳng vào mũi với số lượng nhiều hơn

tắm trẻ


        Và mẹ cũng có thể cho thêm vài giọt “tinh dầu” để cho bốc hơi lên, tuy nhiên phương pháp này nên áp dụng cho bé tầm 03 tháng tuổi trở lên, chứ dưới 03 tháng thì cũng có những vấn đề không rõ ràng nên tốt nhất là mình không dùng với bé nhỏ như vậy

 

4. Sử dụng máy tạo độ ẩm:


       Rất nhiều trường hợp bé nghẹt mũi là do không khí bị khô => niêm mạc mũi nó viêm, phù nề => bóp nghẹt gây cho bé bị ngạt

 

máy tạo ẩm

       Máy tạo độ ẩm sẽ khắc phục điều này. Mẹ lưu ý không nên mua loại quá rẽ tiền, những loại phun nước “phì phì” sẽ không có tác dụng đâu, nên mua những máy tạo ra “sương” => hạt hơi nước rất là nhỏ thì nó mới có tác dụng giúp cho em bé dễ chịu hơn

       Và độ ẩm phù hợp cho bé 40% => 60%, ví dụ nếu độ ẩm 40% vẫn chưa ổn thì mình nâng dần lên => bé sẽ dễ chịu hơn. Đặc biệt là với những bé nằm trong “điều hòa” vì điều hòa sẽ làm cho khô không khí rất là nhiều => cần bổ sung lượng hơi nước để giúp cho niêm mạc mũi bé đỡ phù nề

 

5. Kê cao đầu bé khi mà bé ngủ:

 

gối dốc cho bé

       Mẹ chú ý không phải là “gối cao lên”, vì như thế thì chỉ phần gáy bé là bị gập thì, còn khi mình kê chân giường hoặc kê đệm dốc lên khoảng 15 độ => cả người em bé sẽ dốc lên, tư thế này sẽ giúp cho bé :

       + Đỡ nghẹt mũi

       + Chống trào ngược

       + Phòng ngừa hội chứng: “đột tử ở trẻ sơ sinh” rất là hiệu quả

 Xem thêm:


- Những Nhầm Tưởng Mà Các Mẹ Hay Gặp Khi Chăm Con Nhỏ ( Nhấn vô dòng gạch chân)


- Cấy Que Tránh Thai Ở Quy Nhơn ( Nhấn vô dòng gạch chân)


6. Một số loại thuốc:

 

       Thuốc uống cũng như thuốc xịt nó chứa thuốc kháng viêm => nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng cho con

 

thuốc xịt mũi trẻ

       Và với những cách mà Bác sĩ Tân đã trình bày ở trên thì mẹ hãy áp dụng triệt để trước khi nghĩ đến việc sử dụng thuốc này kia để hỗ trợ cho bé , bởi vì dù sao thuốc cũng “có lợi” và “có hại” => những phương pháp tự nhiên an toàn mà áp dụng được thì mẹ hãy áp dụng triệt để 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Theo dõi bài đăng của Bs Tân

Liên Hệ Hỗ Trợ

Email: bacsitan.n01@gmail.com

Đội Ngũ Phòng Khám